Giải VBT văn 7 Cánh diều Kiến thức ngữ văn trang 29 có đáp án
-
42 lượt thi
-
2 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc phần Kiến thức ngữ văn (sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 7, tập một, trang 43 – 44) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:
Thơ bốn chữ, năm chữ
- Thơ bốn chữ: thể thơ theo đó, mỗi dòng có.....................................
Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp.......................................
- Thơ năm chữ: thể thơ theo đó, mỗi dòng có............................................
Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp.................................. , thậm chí ngắt nhịp.........................................................
- Các dòng ở cùng một khổ trong bài thơ.................................................
- Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể gieo.......................................... (vần được gieo ở cuối dòng thơ), vần lưng (...), .....................................................
(vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ), vần cách (...), hay vần.............................
(vần được gieo không theo trật tự nào). Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể có ... vần.
Thơ bốn chữ, năm chữ
- Thơ bốn chữ: thể thơ theo đó, mỗi dòng có bốn chữ (tiếng). Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3.
- Thơ năm chữ: thể thơ theo đó, mỗi dòng có năm chữ (tiếng). Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3 , thậm chí ngắt nhịp 1/4 hoặc 4/1.
- Các dòng ở cùng một khổ trong bài thơ không nhất thiết phải ngắt nhịp giống nhau.
- Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể gieo vần chân (vần được gieo ở cuối dòng thơ), vần lưng (vần được gieo ở giữa dòng thơ), vần liền (vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ), vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ), hay vần hỗn hợp (vần được gieo không theo trật tự nào). Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể có nhiều vần.
Câu 2:
Trải nghiệm trong cuộc sống và việc đọc hiểu thơ
Cùng đọc một bài thơ nhưng mỗi ............................................... có thể có những...............................................................
khác nhau. Sở dĩ như vậy là vì việc hiểu văn bản còn phụ thuộc vào..................... và đặc biệt là.........................................
Trải nghiệm trong cuộc sống và việc đọc hiểu thơ
Cùng đọc một bài thơ nhưng mỗi người đọc có thể có những cách hiểu và sự cảm nhận khác nhau. Sở dĩ như vậy là vì việc hiểu văn bản còn phụ thuộc vào trình độ, hoàn cảnh và đặc biệt là những gì người đọc đã trực tiếp chứng kiến, đã làm và trải qua,...