Giải VBT văn 7 Cánh diều Kiến thức ngữ văn trang 3 có đáp án
-
119 lượt thi
-
3 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc phần Kiến thức ngữ văn (sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 7, tập hai, trang 3-4) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:
Truyện ngụ ngôn
Là truyện kể bằng.............................................................
Truyện ngụ ngôn
Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ,...hoặc về chính con người đã nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.
Câu 2:
Đọc phần Kiến thức ngữ văn (sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 7, tập hai, trang 3-4) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:
Tục ngữ, thành ngữ
Tục ngữ là những câu nói dân gian..............................................
Việc sử dụng tục ngữ giúp..................................................
Cũng như tục ngữ, cách thể hiện của thành ngữ..............................
Nhưng khác với tục ngữ, thành ngữ..........................................
Tục ngữ, thành ngữ
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người. Việc sử dụng tục ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao. Cũng như tục ngữ, cách thể hiện của thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao. Nhưng khác với tục ngữ, thành ngữ chưa thành câu mà chỉ là những cụm từ, được dùng trong câu như một từ.
Câu 3:
Đọc phần Kiến thức ngữ văn (sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 7, tập hai, trang 3-4) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:
Nói quá, nói giảm – nói tránh
- Nói quá (khoa trương) là biện pháp tu từ.......................................
- Nói giảm – nói tránh (nhã ngữ) là biện pháp tu từ..............................
Nói quá, nói giảm – nói tránh
- Nói quá (khoa trương) là biện pháp tu từ dùng cách phóng đại mức độ, tính chất của sự việc, hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói giảm – nói tránh (nhã ngữ) là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, khéo léo nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề hoặc tránh sự thô tục, thiếu lịch sự.