Giải VBT văn 7 Cánh diều Kiến thức ngữ văn trang 5 có đáp án
-
50 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc phần Kiến thức ngữ văn (sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 7, tập một, trang 13 – 14) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau:
Tiểu thuyết
Tiểu thuyết là.......................................................................................................
; thường miêu tả nhiều tuyến nhân vật,.................................................................
Trong nhà trường phổ thông, học sinh chỉ đọc hiểu các đoạn trích từ tiểu thuyết.
Tiểu thuyết
Tiểu thuyết là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn, có nội dung phong phú, cốt truyện phức tạp; phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ; thường miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng. Trong nhà trường phổ thông, học sinh chỉ đọc hiểu các đoạn trích từ tiểu thuyết.
Câu 2:
Đọc phần Kiến thức ngữ văn (sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 7, tập một, trang 13 – 14) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau:
Tính cách nhân vật
Tính cách nhân vật trong truyện (tiểu thuyết và truyện ngắn) thường được thể hiện qua
của chính nhân vật; qua nhận xét của.......................................
Tính cách nhân vật
Tính cách nhân vật trong truyện (tiểu thuyết và truyện ngắn) thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của chính nhân vật; qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác;
Câu 3:
Đọc phần Kiến thức ngữ văn (sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 7, tập một, trang 13 – 14) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau:
Bối cảnh trong truyện
Bối cảnh trong truyện thường chỉ..........................................
(bối cảnh lịch sử); ..................................................
cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng).
Bối cảnh trong truyện
Bối cảnh trong truyện thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng).
Câu 4:
Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể
Một câu chuyện có thể thay đổi ngôi kể để.................................
Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể
Một câu chuyện có thể thay đổi ngôi kể để nội dung phong phú hơn và cách kể linh hoạt hơn.
Câu 5:
Ngôn ngữ các vùng miền
Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa...................................
vừa có ... Tính đa dạng của tiếng Việt thể hiện ở các mặt ngữ âm và từ vựng:
- Về mặt ngữ âm: Một từ ngữ có thể được phát âm................................... ở các vùng miền khác nhau.
- Về mặt từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có những ................................... mang tính ... (từ ngữ địa phương).
Ngôn ngữ các vùng miền
Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng. Tính đa dạng của tiếng Việt thể hiện ở các mặt ngữ âm và từ vựng:
- Về mặt ngữ âm: Một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.
- Về mặt từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có những từ ngữ mang tính địa phương (từ ngữ địa phương).