Giải VBT văn 7 Cánh diều Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ có đáp án
Giải VBT văn 7 Cánh diều Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ có đáp án
-
144 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc mục Định hướng (SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 53) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là .......................................
Đoạn văn có thể nêu......................................................
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi: “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”
Đoạn văn có thể nêu cảm xúc của em về nội dung một dòng thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ hoặc yếu tố nghệ thuật đặc sắc mà em yêu thích.
Câu 2:
Để viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ, các em cần chú ý những gì?
Để viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ, em cần chú ý:
- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Xác định các yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.
- Viết đoạn văn, trong đó nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì (nội dung hay hình thức nghệ thuật; một dòng, khổ, đoạn hay cả bài thơ)? Cảm xúc của em như thế nào (xúc động, vui, thích, buồn, hân hoan,...)? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?
Câu 3:
Tìm ý và lập dàn ý cho đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh).
Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?
Ví dụ: - Em thích nhất dòng, khổ, đoạn thơ hay cả bài thơ?
- .............................................................................................
Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?
Ví dụ: - Em thích nhất dòng, khổ, đoạn thơ hay cả bài thơ?
- Ở dòng, khổ, đoạn thơ hay bài thơ có gì đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật?
- Yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật ấy mang lại cho em những cảm xúc gì?
Câu 4:
Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của đoạn văn? (Chỉ nêu ý, chưa viết thành văn)
- Mở đoạn:.........................................................................
- Thân đoạn:........................................................................
- Kết đoạn:...........................................................................
Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của đoạn văn? (Chỉ nêu ý, chưa viết thành văn)
- Mở đoạn: Dẫn ra yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc ở dòng, khổ, đoạn thơ hoặc bài thơ.
- Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn. Ví dụ: Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng để chỉ ra sự đối lập giữa hình ảnh “mẹ” và “cau”: “Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – ngọn xanh rờn/ Mẹ - đầu bạc trắng”. Hai hình ảnh, hai màu sắc trái ngược đã nhận mạnh và làm nổi bật tâm trạng thảng thốt cũng như nỗi đau thầm lặng, quặn thắt trong lòng tác giả khi nhận ra mẹ đã già.
- Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.
Câu 5:
Từ dàn ý nêu trên, em hãy viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca. Góp nhặt vào đề tài đó Đỗ Trung Lai thể hiện thành công nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực. Hình ảnh đó được thể hiện rõ nét qua những câu thơ:
“Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ”.
Cau khô là miếng cau chuyển từ màu xanh sang màu nâu và không thể ăn được nữa, không còn độ ngon nữa. Tác giả mượn hình ảnh cau khô để so sánh với mẹ. Nhìn miếng cau khô tác giả liên tưởng đến người mẹ già luống tuổi hanh hao mà lòng rưng rưng “không cầm được lệ”. Từ hình ảnh người mẹ của tác giả, em lại nghĩ về người mẹ thân yêu của mình cũng ngày một già đi, vì thế mà em càng trân trọng mẹ và trân trọng tứ thơ này. Đoạn thơ ngắn gọn với biện pháp so sánh độc đáo đã thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động và tình thương mẹ sâu sắc của nhà thơ.