Giải VTH Tin học 6 KNTT Bài 10: Sơ đồ tư duy có đáp án
-
158 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy chọn các phương án đúng.
Sơ đồ tư duy giúp chúng ta:
- Ghi nhớ tốt hơn.
- Giải các bài toán.
- Sáng tạo hơn.
- Nhìn thấy bức tranh tổng thể
Gợi ý: Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan, giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ, tổng hợp, phân tích, sáng tạo. Sơ đồ tư duy không phải là cách giải quyết vấn đề.
Trả lời:Ghi nhớ tốt hơn, sáng tạo hơn,nhìn thấy bức tranh tổng thể
Câu 2:
Em hãy chọn các phương án đúng.
Sơ đồ tư duy là:
- Một công cụ tổ chức thông tin phù hợp với quá trình tư duy.
- Một phương pháp chuyển tải thông tin.
- Một cách ghi chép sáng tạo.
- Một công cụ soạn thảo văn bản.
Gợi ý: Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp chuyển tải thông tin vào bộ não, là một phương tiện ghi chép sáng tạo. Em có thể dùng bất cứ hình thức gì để biểu diễn thông tin, từ các con số, văn bản, hình ảnh đến các đường thẳng, biểu tượng, hình vẽ đơn giản... để sáng tạo theo phong cách của riêng mình mà không bị giới hạn.
Trả lời: Một công cụ tổ chức thông tin phù hợp với quá trình tư duy, một phương pháp chuyển tải thông tin, một cách ghi chép sáng tạo.
Câu 3:
Ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy là gì?
Gợi ý: Chỉ cần một tờ giấy, một chiếc bút và ở bất cứ đâu em đều có thể tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy. Em có thể dùng bất cứ hình thức gì để biểu diễn thông tin, để sáng tạo theo phong cách của riêng mình. Vì vậy, với cùng một yêu cầu tạo sơ đồ tư duy thì mỗi người lại tạo ra một kết quả khác nhau, không ai giống ai. Tuy nhiên, vì tạo thủ công trên giấy nên khó sắp xếp, bố trí, thay đổi, thêm bớt nội dung. Sản phẩm tạo ra chỉ có một và không phải là sản phẩm số nên bị giới hạn trong việc chia sẻ, sử dụng.
Trả lời:
Có thể thực hiện bất cứ đâu, chỉ cần giấy và bút. Thể hiện được phong cách riêng của người tạo
Câu 4:
Em hãy thực hiện các công việc sau đây cho sơ đồ tư duy ghi lại nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp em:
Bổ sung các nhánh nội dung cho sơ đồ tư duy (nếu cần).
Em có thể bổ sung thêm các chi tiết cho chủ đề nhánh như Hình 10.1.
Câu 5:
Chỉnh sửa màu sắc và kiểu đường nối. Bổ sung hình ảnh, biểu tượng, … để tăng hiệu quả trình bày cho sơ đồ tư duy.
Chỉnh sửa màu sắc, kiểu đường nối, bổ sung hình ảnh, biểu tượng
Để chỉnh sửa màu nền, kiểu đường viền, màu đường viền, kiểu đường nối cho các chủ đề em thực hiện:
- Chọn chủ đề muốn chỉnh sửa.
- Chương trình sẽ hiển thị bảng Design Tools cho phép em sử dụng các công cụ thiết kế. Chọn Style để mở nhóm lệnh Topic Style và Branch Style.
- Nhóm lệnh Topic Stve (Hình 10.2) gồm các công cụ để định dạng cho chủ đề đã chọn.
- Nhóm lệnh Branch Stile gồm các công cụ để định dạng cho các đường nối đến các chủ đề nhánh của chủ đề đã chọn.
Ví dụ: Hình 10.3 sau khi chỉnh sửa màu nền, kiểu đường viền, màu đường viền, kiểu đường nối sẽ được kết quả là Hình 10.4.
Để bổ sung hình ảnh, biểu tượng vào sơ đồ tư duy em thực hiện:
- Trong bảng Design Tools, chọn Home (Hình 10.5). Trong nhóm lệnh Topic Elements có công cụ Icon Marker và Picture cho phép em chèn biểu tượng hoặc chèn hình ảnh vào chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề nhánh Giới thiệu thành viên có thể được chèn thêm hình ảnh và biểu tượng như Hình 10.6.
Câu 6:
Em hãy thực hiện các công việc sau đây cho sơ đồ tư duy ghi lại nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp em:
Chia sẻ sơ đồ tư duy cho thầy cô giáo và các bạn để cả lớp trao đổi, thống nhất nội dung của cuốn sổ lưu niệm.
Chia sẻ sơ đồ tư duy
Ngoài việc ghi lại thành tập Soluuniem.emm để khi cần có thể bổ sung, sửa đổi, em có thể ghi lại sơ đồ tư duy vừa tạo dưới dạng trang web (.html), dạng tệp trình chiếu (.ppt), dạng ảnh (.jpg, .gif, .png, ...), dạng tệp văn bản (.doc) để có thể gửi thư điện tử hoặc đưa lên mạng cho mọi người xem, trao đổi và thống nhất nội dung.
Em chọn File/Save As để mở hộp thoại Save As. Chọn định dạng em muốn chuyển trong hộp thoại Save as type (Hình 10.7).
Câu 7:
Em hãy dùng sơ đồ tư duy (vẽ trên giấy hoặc tạo bằng phần mềm) trình bày tóm tắt nội dung bài 9. An toàn thông tin trên Internet.
Phân tích nội dung cần trình bày
Trước khi bắt đầu tạo sơ đồ tư duy em cần đọc lại Bài 9 để xác định xem nội dung gồm những vấn đề gì? tương ứng với các chủ đề chính là gì? chủ đề nhánh là gì? mỗi chủ đề nhánh có bao nhiêu chi tiết? Kết hợp với hình gợi ý trong SGK chúng ta có:
- Chủ đề chính: An toàn thông tin trên Internet.
- Ba chủ đề nhánh: Tác hại, nguy cơ; 5 quy tắc an toàn; An toàn thông tin.
- Mỗi chủ đề nhánh lại có các ý chi tiết, cụ thể hơn.
Tạo sơ đồ tư duy
- Thực hiện các bước khởi động phần mềm, tạo sơ đồ tư duy mới theo mẫu, tạo các chủ đề chính và các chủ đề nhánh như hướng dẫn ở SGK.
- Thực hiện các bước định dạng, chỉnh sửa màu sắc, đường nối, bổ sung hình ảnh như: hướng dẫn trong Bài 10.4.
- Kết quả có thể như Hình 10.8.
Trả lời:
Các em tự thực hiện như hướng dẫn ở trên để hoàn thành sản phẩm.
Câu 8:
Sơ đồ tư duy gồm những thành phần nào?
- Chủ đề chính, chủ đề nhánh.
- Từ khóa, hình ảnh gợi nhớ.
- Đường nối liên kết.
- Màu sắc, kích thước các đối tượng.
Gợi ý: Sơ đồ tư duy thường được tạo ra từ một chủ đề chính, sau đó phát triển các chủ đề nhánh. Các chủ đề nhánh được liên kết với chủ đề chính bằng các đường nối liền kết. Nội dung các chủ đề được biểu diễn bằng các từ khóa, hình ảnh gợi nhớ, màu sắc, kích thước, ...
Trả lời: Chủ đề chính, chủ đề nhánh, từ khóa, hình ảnh gợi nhớ, đường nối liên kết, màu sắc, kích thước các đối tượng.
Câu 9:
Em hãy điền những ưu điểm và nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy thủ công và bằng phần mềm vào bảng sau:
|
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Tạo sơ đồ tư duy thủ công |
|
|
Tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm |
|
|
Gợi ý: Em có thể dùng các ưu điểm và nhược điểm sau để điền vào chỗ thích hợp:
- Dễ/khó sắp xếp, bố trí, thay đổi, thêm bớt nội dung.
- Dễ/khó sử dụng cho các mục đích khác như đưa vào bài trình chiếu, gửi qua thư điện tử, ...
- Dễ/khó chia sẻ qua mạng cho nhiều người ở các địa điểm khác nhau.
- Thể hiện được/Không thể hiện được phong cách riêng của người tạo.
Trả lời:
|
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Tạo sơ đồ tư duy thủ công |
- Thể hiện được phong cách riêng của người tạo. |
- Khó sắp xếp, bố trí, thay đổi, thêm bớt nội dung. - Khó sắp xếp, bố trí, thay đổi, thêm bớt nội dung. - Khó sử dụng cho các mục đích khác như đưa vào bài trình chiếu, gửi qua thư điện tử, … - Khó chia sẻ qua mạng cho nhiều người ở các địa điểm khác nhau. |
Tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm |
- Dễ sắp xếp, bố trí, thay đổi, thêm bớt nội dung. - Dễ chia sẻ qua mạng cho nhiều người ở các địa điểm khác nhau. - Dễ sử dụng cho các mục đích khác như đưa vào bài trình chiếu, gửi qua thư điện tử, … |
- Không thể hiện được phong cách riêng của người tạo. |