Giải VTH Tin học 6 KNTT Bài 2: Xử lí thông tin có đáp án
-
125 lượt thi
-
24 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin? Giải thích tại sao?
Em đang nghe chương trình ca nhạc trên Đài tiếng nói Việt Nam.
Gợi ý: Có bốn hoạt động trong quá trình xử lí thông tin là thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền. Với mỗi tình huống đã cho em hãy xác định chủ thể của hoạt động để phân loại. Nghe và xem là hoạt động thu nhận. Ghi chép là một cách giúp lưu trữ văn bản. Tính toán là một dạng xử lí thông tin.
Trả lời:
Thu nhận thông tin. Vì có hoạt động nghe.
Câu 2:
Bố em xem chương trình thời sự trên ti vi.
Gợi ý: Có bốn hoạt động trong quá trình xử lí thông tin là thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền. Với mỗi tình huống đã cho em hãy xác định chủ thể của hoạt động để phân loại. Nghe và xem là hoạt động thu nhận. Ghi chép là một cách giúp lưu trữ văn bản. Tính toán là một dạng xử lí thông tin.
Trả lời:
Thu nhận và lưu trữ thông tin. Vì bố em xem thời sự và lưu trữ các thông tin đã xem được.
Câu 3:
Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin? Giải thích tại sao?
Em chép bài trên bảng vào vở.
Gợi ý: Có bốn hoạt động trong quá trình xử lí thông tin là thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền. Với mỗi tình huống đã cho em hãy xác định chủ thể của hoạt động để phân loại. Nghe và xem là hoạt động thu nhận. Ghi chép là một cách giúp lưu trữ văn bản. Tính toán là một dạng xử lí thông tin.
Trả lời: Lưu trữ thông tin và có thể là xử lí thông tin nữa.
Câu 4:
Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin? Giải thích tại sao?
Em thực hiện một phép tính nhẩm.
Gợi ý: Có bốn hoạt động trong quá trình xử lí thông tin là thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền. Với mỗi tình huống đã cho em hãy xác định chủ thể của hoạt động để phân loại. Nghe và xem là hoạt động thu nhận. Ghi chép là một cách giúp lưu trữ văn bản. Tính toán là một dạng xử lí thông tin.
Trả lời:
Xử lí thông tin.
Câu 5:
Máy tính gồm mấy thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động xử lí thông tin?
Gợi ý: Mỗi thành phần của máy tính thực hiện một hoạt động xử lí thông tin. Quá trình xử lí thông tin có bao nhiêu hoạt động, máy tính sẽ có bấy nhiêu thành phần để thực hiện các chức năng đó.
Trả lời:
Câu 6:
Chức năng của bộ nhớ máy tính là gì?
Gợi ý: Bộ nhớ là loại thiết bị được dùng để chứa dữ liệu trong máy tính.
Trả lời: Lưu trữ thông tin.
Câu 7:
Máy tính giúp con người nâng cao hiệu quả trong những hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin?
Gợi ý: Em hãy lấy ví dụ máy tính và những thiết bị tương tự có thể giúp con người trong việc thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. Chẳng hạn:
- Điện thoại thông minh và máy ảnh kĩ thuật số giúp thu nhận các hình ảnh đẹp.
- Đĩa cứng lưu trữ nhiều cuốn phim và bản nhạc hay với dung lượng lớn.
- Máy tính cho phép tổ chức tài liệu theo những cách khác nhau, thuận lợi cho việc tìm kiếm.
- Máy tính được kết nối mạng giúp trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu và dùng chung thiết bị.
Trả lời:
- Máy tính giúp con người thu nhận thông tin dễ dàng, đa dạng và nhanh chóng.
- Máy tính xử lí thông tin, thực hiện tính toán với tốc độ cao, chính xác, bền bỉ.
- Máy tính có thể lưu trữ lượng thông tin rất lớn.
Câu 8:
Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin? Bộ nhớ có là vật mang tin không?
Gợi ý: Chức năng của vật mang tin là chứa thông tin. Trong bốn hoạt động của quá trình xử lí thông tin thì hoạt động nào liên quan đến chức năng đó.
Tuy bộ nhớ là nơi chứa dữ liệu, nhưng vì dữ liệu là yếu tố tạo nên thông tin nên bộ nhớ cũng được gọi là vật mang tin.
Trả lời:
Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động lưu trữ của quá trình xử lí thông tin. Bộ nhớ ngoài là vật mang tin.
Câu 9:
Em hãy phân loại những công việc sau đây theo các hoạt động của quá trình xử lí thông tin.
Quan sát đường đi của một chiếc tàu biển.
Gợi ý: Những công việc trên đều là một quá trình xử lý thông tin nên có sự kết hợp của cả bốn hoạt động thông tin. Lưu ý, đồng từ mô tả mỗi công việc sẽ cho biết một hoạt động thông tin cụ thể thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
Trả lời:
Thu nhận thông tin.
Câu 10:
Gợi ý: Những công việc trên đều là một quá trình xử lý thông tin nên có sự kết hợp của cả bốn hoạt động thông tin. Lưu ý, đồng từ mô tả mỗi công việc sẽ cho biết một hoạt động thông tin cụ thể thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
Trả lời:
Lưu trữ thông tin.
Câu 11:
Chuyển thể một bài văn xuôi thành văn vần.
Gợi ý: Những công việc trên đều là một quá trình xử lý thông tin nên có sự kết hợp của cả bốn hoạt động thông tin. Lưu ý, đồng từ mô tả mỗi công việc sẽ cho biết một hoạt động thông tin cụ thể thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
Trả lời:
Xử lí thông tin.
Câu 12:
Em hãy phân loại những công việc sau đây theo các hoạt động của quá trình xử lí thông tin.
Thuyết trình chủ đề tình bạn trước lớp.
Gợi ý: Những công việc trên đều là một quá trình xử lý thông tin nên có sự kết hợp của cả bốn hoạt động thông tin. Lưu ý, đồng từ mô tả mỗi công việc sẽ cho biết một hoạt động thông tin cụ thể thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
Trả lời:
Truyền thông tin.
Câu 13:
Giả sử em đi chơi xa nhà, em hãy phân tích các hoạt động xử lí thông tin liên quan đến việc lên kế hoạch cho chuyến đi.
Gợi ý: Để lập được kế hoạch cho một chuyến đi chơi xa, em cần phải biết được mục đích chuyến đi, những người tham gia, địa điểm, khoảng cách, thời gian, phương tiện di chuyển, thời tiết, ...
Vì có nhiều thông tin có thể không nhớ hết, em cần ghi ra giấy hoặc nhập vào máy tính theo cách dễ xem, dễ sửa đổi, bổ sung.
Từ số người, khoảng cách, thời gian có thể tính được phương tiện di chuyển. Từ thời gian, thời tiết và mục đích chuyến đi có thể quyết định được trang phục, ... những điều đó cũng cần được ghi lại và có thể thay đổi khi cần thiết.
Kế hoạch chuyến đi cần được trao đổi với mọi người để vừa bổ sung thông tin vừa chia sẻ cách giải quyết các tình huống và đạt được sự thống nhất giữa mọi người.
Trả lời:
- Hoạt động thu nhận thông tin: Trả lời các câu hỏi: Đi đâu? Với ai? Xem gì? Chơi gì? Ăn gì? Mặc gì? …
- Hoạt động lưu trữ thông tin: Ghi chép nội dung chuẩn bị vào giấy hoặc sổ để không bị quên vì có nhiều chi tiết cụ thể.
- Hoạt động xử lí thông tin: Chuyển nội dung phức tạp thành dạng sơ đồ hóa, kẻ bảng, … để hình dung được toàn thể kế hoạch (như sơ đồ tư duy chẳng hạn).
- Hoạt động truyền thông tin: Trao đổi với người lớn, cô giáo để củng cố kế hoạch. Chia sẻ với bạn trong lớp để hoàn thiện kế hoạch và tổ chức hoạt động.
Câu 14:
Em hãy liệt kê những lợi ích của máy tính ở lĩnh vực y tế để thấy rõ hiệu quả của việc xử lí thông tin bằng máy tính.
- Trong y tế, máy tính có thể giúp chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất, dựa trên kinh nghiệm được tích luỹ từ nhiều nguồn.
Câu 15:
Gợi ý:
- Trong giáo dục, máy tính giúp cho giáo viên và học sinh có thêm nhiều tài liệu, có thể mô phỏng các hiện tượng khoa học, kĩ thuật. Máy tính cũng giúp trao đổi thông tin, đó chính là dạy và học.
Trả lời:
Một số lợi ích của máy tính trong lĩnh vực giáo dục: Học trực tuyến, kho tài liệu khổng lồ trên mạng, việc dạy học của giáo viên thú vị hơn, …
Câu 16:
- Trong âm nhạc, máy tính có thể giúp thu nhận được âm thanh, ghi chép lại dưới dạng những bản nhạc, lưu trữ và tái tạo âm thanh. Thậm chí máy tính còn tạo ra những hiệu ứng âm thanh đặc biệt làm tăng hiệu quả cảm thụ âm nhạc của con người.
Câu 17:
Trong hội hoạ, máy tính có thể ghi lại những hình ảnh đẹp, có thể biến đổi nó thành những bức tranh với nét vẽ và chất liệu đa dạng. Máy tính cũng giúp việc pha màu chính xác hơn, có thể lưu trữ lại các bức tranh đẹp, hỗ trợ con người trong việc cảm thụ nghệ thuật.
Câu 18:
Trong xây dựng, máy tính giúp con người bằng cách cung cấp những phần mềm giúp nhà thiết kế vẽ chính xác những ý tưởng kiến trúc và hiệu chỉnh nhanh chóng bản thiết kế. Máy tính cũng cung cấp nhiều mẫu kiến trúc khác nhau để con người chọn mẫu phù hợp với yêu cầu sử dụng của họ.
Câu 19:
Trong nông nghiệp, máy tính giúp điều chỉnh lượng nước tưới dựa trên nhiệt độ, độ ẩm và yêu cầu của mỗi loại cây trong các giai đoạn sinh trưởng. Máy tính có kết nối mạng còn giúp các bác nông dân biết thông tin thời vụ và giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình sản xuất.
Câu 20:
Trong thương mại, máy tính giúp người mua tìm được mặt hàng họ cần, giúp người bán giới thiệu được hàng hoá, dịch vụ đến với khách hàng và nhất là giúp cho việc thanh toán ngày càng trở nên đơn giản, giúp cho hàng hoá được lưu thông tốt hơn làm cho thương mại phát triển.
Câu 21:
Trong du lịch, máy tính giúp con người biết được nhiều địa điểm hấp dẫn, hướng dẫn họ cách tổ chức những chuyến đi với nhiều dịch vụ đa dạng có thể tìm kiếm được trên Internet. Máy tính cũng giúp cho các nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ vận chuyển có được thông tin nhanh, chính xác, phục vụ du khách kịp thời, hiệu quả, chất lượng cao.
Câu 22:
Loại thiết bị giúp con người mã hóa thông tin để chuyển cho máy tính được gọi là gì?
Gợi ý: Thiết bị ra thực hiện việc giải mã dữ liệu trong máy tính, chuyển thành loại dữ liệu mà con người có thể quan sát và thu nhận được. Mã hóa thông tin thành dữ liệu là quá trình ngược với quá trình giải mã.
Trả lời: Thiết bị vào
Câu 23:
Gợi ý: Máy in và máy chiếu đều lấy nguồn dữ liệu từ máy tính để chuyển thành dạng thông tin mà con người có thể thu nhận.
Trả lời: thiết bị ra.
Câu 24:
Em hãy nối mỗi hoạt động của con người ở cột A với một hoạt động tương tự của máy tính ở cột B theo phân loại hoạt động của quá trình xử lí thông tin.
A |
|
B |
1) Đọc sách báo. |
a) Tính toán trong bộ xử lí. |
|
2) Viết, chép bài vào vở. |
b) Nhận văn bản từ bàn phím. |
|
3) Suy nghĩ, giải thích, phân tích, … |
c) In tài liệu ra giấy. |
Gợi ý: Bộ xử lí của máy tính thường được ví như bộ não của con người trong hoạt động xử lí thông tin. Người đọc sách cũng giống như máy tính nhận các kí tự từ bàn phím để xử lí. Hoạt động viết ra giấy của người cũng giống như hoạt động in của máy tính.
Trả lời:
1) – b)
2) – c)
3) – a)