Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Tin học Giải VTH Tin học 6 KNTT Bài 9: An toàn thông tin trên Internet có đáp án

Giải VTH Tin học 6 KNTT Bài 9: An toàn thông tin trên Internet có đáp án

Giải VTH Tin học 6 KNTT Bài 9: An toàn thông tin trên Internet có đáp án

  • 157 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em tìm phương án sai.

Khi dùng Internet có thể:

- Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh.

- Máy tính bị nhiễm virus hoặc mã độc.

- Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng.

- Bị lừa đảo hoặc lợi dụng.

Xem đáp án

Gợi ý: Internet là mạng toàn cầu, có thể coi là xã hội số. Cũng giống như thế giới thực, trên Internet có đủ loại người. Internet có một đặc điểm là tính ẩn danh, đặc điểm này tạo điều kiện cho một số người có thể làm những việc xấu mà không bị phát hiện.

Thông tin trên mạng được đưa lên từ nhiều nguồn khác nhau, không bị kiểm duyệt chặt chẽ nên nhiều người lợi dụng điều này để đưa các tài liệu, thông tin sai lệch phục vụ cho mục đích xấu, do đó người sử dụng cần cảnh giác và sáng suốt trong việc tiếp nhận thông tin.

Trả lời:

Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng.

Không phải mọi thông tin trên Internet đều đúng sự thật.


Câu 2:

Việc làm nào được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ trên Internet?

- Mở thư điện tử do người lạ gửi.

- Tải các phần mềm miễn phí trên Internet không có kiểm duyệt.

- Liên tục vào các trang xã hội để cập nhật thông tin.

- Vào trang web tìm kiếm để tìm tư liệu làm bài tập về nhà.

Xem đáp án

Gợi ý: Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của Internet với cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên sử dụng Internet như thế nào để đem lại nhiều lợi ích và hạn chế các tác hại và nguy cơ là một vấn đề cần cân nhắc, nhất là với lứa tuổi học sinh.

Khi sử dụng Internet các em có thể gặp các nguy cơ như máy tính bị nhiễm virus hay mã độc, do những người xấu cài trong các tệp gửi kèm thư điện tử, các phần mềm miễn phí, các liên kết ngụy trang dưới các tiêu để gợi trí tò mò. Khi mở các tệp hay các liên kết đó máy tính có thể bị nhiễm virus và mà độc. Từ đó dữ liệu trong máy có thể bị phá huỷ, sai lệch hoặc thông tin cá nhân bị đánh cấp hoặc truy cập bất hợp pháp.

Internet là kho thông tin khổng lồ, trong đó có cả thông tin có ích và thông tin vô bổ. Nếu em biết cách khai thác các thông tin, tài liệu có ích cho cuộc sống và học tập thì sẽ rất tốt. Nếu không biết cách kiểm soát mà dành quá nhiều thời gian vào các thông tin vô bổ sẽ làm lãng phí thời gian quý báu.

Trả lời:

Vào trang web tìm kiếm để tìm tư liệu làm bài tập về nhà.

Câu 3:

Em có thể đưa ra một số giải pháp để giữ bí mật thông tin cá nhân không?

Xem đáp án

Gợi ý:

- Thông tin cá nhân là các thông tin như: Tên, tuổi, số điện thoại, địa chỉ nhà, hình ảnh, đoạn phim liên quan đến cuộc sống riêng của em và những người trong gia đình.

- Thông tin cá nhân cần được giữ riêng, không nên để những người không quen biết để đề phòng bị sử dụng vào các mục đích xấu.

- Thông tin cá nhân được pháp luật bảo vệ.

Trả lời:

- Đặt mật khẩu cho máy tính.

- Không chia sẻ thông tin cá nhân và thông tin của người thân, bạn bè trên mạng cho người khác (trừ trường hợp cần thiết), …

- Khi đăng nhập tài khoản mạng xã hội ở các máy tính công cộng thì không để chế độ lưu mật khẩu và đăng xuất khi không dùng nữa.


Câu 4:

Trong 5 quy tắc trên, em thấy quy tắc nào quan trọng nhất? Tại sao?

Xem đáp án

Gợi ý: Tuỳ quan điểm của mỗi người để chọn ra quy tắc quan trọng nhất. Ví dụ quy tắc 5. Hãy nói ra có thể giúp giải quyết hầu hết các vấn đề. Khi gặp bất cứ việc gì mà em thấy nghi ngờ và khó quyết định em đều nên nói ra với những người em tin cậy như bố, mẹ, thầy, cô giáo để nhận được sự giúp đỡ.

Trả lời:

Các em tham khảo quan điểm sau:

- Theo em, quy tắc số 1 “Giữ an toàn” là quan trọng nhất. Chúng ta cần bảo mật thông tin cá nhân và gia đình, không tiết lộ thông tin cá nhân trên mạng xã hội và cho người lạ. Nếu thông tin cá nhân bị lộ rất có thể những thông tin đó sẽ bị những kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo, tống tiền, …


Câu 5:

Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính của mình?

- Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đính kèm thư từ những người không quen biết.

- Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử.

- Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.

- Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ.

Xem đáp án

Gợi ý: Máy tính không được cài đặt các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất. Hàng ngày, hàng giờ lại có các virus và mã độc mới được tạo ra để nhằm mục đích xấu. Để bảo vệ máy tính chúng ta cần cài đặt các phần mềm diệt virus có bản quyền và thường xuyên cập nhật. Thực hiện các biện pháp được khuyến cáo để bảo vệ máy tính và thông tin trong máy tính như: không mở thư điện tử và tệp đính kèm từ người lạ, không truy cập các liên kết không an toàn, không tải các phần mềm miễn phí không an toàn, đăng xuất sau khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử.

Trả lời:

Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.

Vì máy tính không được cài đặt các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.


Câu 8:

Em hãy đưa ra một số cách nhận diện những trò lừa đảo trên Internet.

Xem đáp án

Gợi ý: Khi người sử dụng nâng cao cảnh giác, không mở các tệp đính kèm trong các thư điện tử gửi từ người lạ, không cung cấp thông tin cá nhân, bảo vệ mật khẩu thì tin tặc và những người xấu lại nghĩ ra cách lừa đảo tinh vi khác. Họ tạo các địa chỉ thư điện tử, các tên tài khoản và nội dung thư gần giống của người quen rồi đính kèm tệp chứa virus, hay các liên kết độc hại. Người sử dụng nếu không cẩn thận, chỉ nhìn thoáng qua nội dung mà mở tệp đính kèm hay nháy chuột để mở liên kết sẽ bị nhiễm virus. Hay họ tạo các trang web giả có địa chỉ và giao diện gần giống các trang web của một số cơ quan, tổ chức. Nếu không cẩn thận người sử dụng sẽ nhầm và có thể nhập các thông tin cá nhân, mật khẩu để đăng nhập vào trang web. Thông tin đó sẽ bị đánh cắp và dùng để chiếm quyền sử dụng tài khoản hay làm các việc khác gây hại cho người sử dụng.

Trả lời:

Những trò lừa đảo trên mạng thường là những lời quảng cáo đánh vào lòng tham vật chất, những lời dụ dỗ, rủ rê làm những việc liên quan đến các vấn đề nhạy cảm, những tin nhắn tự giới thiệu là người quen của cha mẹ để bảo em làm điều gì đó mà không cho bố mẹ biết, tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc, những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì, …


Câu 9:

Em sẽ làm gì khi phát hiện bạn bè hoặc người thân có nguy cơ bị hại khi truy cập mạng?

Xem đáp án

Gợi ý: Em có thể giúp đỡ bạn bằng cách hỏi xem bạn gặp vấn đề gì. Lắng nghe bạn chia sẻ và cùng bạn hỏi ý kiến người lớn như bố mẹ, thầy cô giáo.

Trả lời:

Khi người thân hay bạn bè có nguy cơ bị hại trên mạng thì khuyên họ cần tạm dừng việc lên mạng, báo cho cha mẹ, người tin cậy trong gia đình hay thầy cô, cơ quann công an để được bảo vệ và có cách xử lí. Máy tính nên được cài đặt các chương trình diệt virus. Nếu máy tính của em bị nhiễm mã đọc hay virus thì nên quét và diệt virus. Nếu máy bị lỗi nặng hơn thì nên dừng sử dụng và mang tới các cửa hàng sửa chữa máy tính để được kiểm tra và sửa chữa.


Câu 10:

Em nên làm gì để bảo vệ thông tin và tài khoản cá nhân?

Xem đáp án

Gợi ý: Em có thể giúp đỡ bạn bằng cách hỏi xem bạn gặp vấn đề gì. Lắng nghe bạn chia sẻ và cùng bạn hỏi ý kiến người lớn như bố mẹ, thầy cô giáo.

Trả lời:

Một số biện pháp để bảo vệ thông tin và tài khoản cá nhân là:

- Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus.

- Đặt mật khẩu mạnh, bảo vệ mật khẩu.

- Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong.

- Tránh dùng mạng công cộng.

- Không truy cập vào các liên kết lạ: không mở thư điện tử và tệp đính kèm gửi từ những người không quen; không kết bạn và nhắn tin cho người lạ.

- Không chia sẻ thông tin cá nhân và những thông tin chưa được kiểm chứng trên Internet; không lan truyền tin giả làm tổn thương người khác.


Câu 11:

Em hãy tìm kiếm thông tin về Luật an ninh mạng Việt Nam và đánh dấu X vào ô tương ứng.

 

Đúng

Sai

a) Luật an ninh mạng Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

 

 

b) Điều 29 của Luật an ninh mạng Việt Nam có nội dung bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

 

 

c) Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.

 

 

d) Các công ty cung cấp nội dung trên không gian mạng không có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin gây nguy hại cho trẻ em. Việc lựa chọn tiếp cận nội dung là do bản thân các em và bố mẹ lựa chọn.

 

 

e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật này và các luật về trẻ em.

 

 

f) Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mang theo quy định của pháp luật về trẻ em.

 

 

g) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lí nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.

 

 

Xem đáp án

 

Đúng

Sai

a) Luật an ninh mạng Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

X

 

b) Điều 29 của Luật an ninh mạng Việt Nam có nội dung bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

X

 

c) Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.

X

 

d) Các công ty cung cấp nội dung trên không gian mạng không có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin gây nguy hại cho trẻ em. Việc lựa chọn tiếp cận nội dung là do bản thân các em và bố mẹ lựa chọn.

 

X

e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật này và các luật về trẻ em.

X

 

f) Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mang theo quy định của pháp luật về trẻ em.

X

 

g) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lí nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.

X

 


Câu 12:

Em tình cờ quay được một đoạn phim bạn cùng lớp em đang làm một việc không hay có thể khiến bạn bị mọi người trêu chọc. Em nên làm gì với đoạn phim đó?

- Chia sẻ lên mạng ngay lập tức vì đây là một cơ hội để mọi người vui vẻ.

- Chỉ chia sẻ với những người bạn thân nhất của em, những người khác sẽ không biết.

- Xoá đoạn phim đi vì bạn ấy chắc sẽ không thích bị mọi người trêu chọc. Nếu là em, em cũng không thích bị người khác làm như thế.

- Báo với bạn và chia sẻ lên mạng, bạn ấy chắc sẽ nhìn sự việc theo khía cạnh hài hước.
Xem đáp án

Gợi ý: Nên đặt mình vào vị trí của người khác để biết cách hành động. Nên đối xử với người khác theo cách mà em mong đợi được đối xử. Không ai muốn bị người khác trêu chọc nên chắc bạn sẽ không vui và khó chịu nếu đoạn phim bị đưa lên mạng.

Trả lời:

Xoá đoạn phim đi vì bạn ấy chắc sẽ không thích bị mọi người trêu chọc. Nếu là em, em cũng không thích bị người khác làm như thế.


Câu 13:

Phần đầu địa chỉ của một số trang web là “https://" thay vì “http:/" như em thường thấy. Theo em có thêm “s” trong địa chỉ của trang web có ý nghĩa gì?

- Đó là trang web có độ nét cao đặc biệt.

- Thông tin được nhập vào trang web được mã hoá.

- Đó phiên bản mới nhất của trang web.

- Nếu không cài thêm phần mềm thì máy tính không thể truy cập trang web đó.

Xem đáp án

Gợi ý: “https” là cụm từ viết tắt của Hyper Text Transfer Protocol Secure (giao thức truyền siêu văn bản bảo mật). “https” là phiên bản an toàn của “http”, nghĩa là tất cả các giao tiếp giữa trình duyệt và trang web đều được mã hoá. “https” thường được sử dụng để bảo vệ các giao dịch trực tuyến có tính bảo mật cao như giao dịch ngân hàng và đặt hàng mua sắm trực tuyến.

Trả lời:

Thông tin được nhập vào trang web được mã hoá.

Vì “https” sẽ an toàn hơn “http” vì các thông tin được nhập vào trang web đều được mã hóa.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm