IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Văn Giải VTH Văn 7 Đọc cùng nhà phê bình: Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng) có đáp án

Giải VTH Văn 7 Đọc cùng nhà phê bình: Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng) có đáp án

Giải VTH Văn 7 Đọc cùng nhà phê bình: Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng) có đáp án

  • 134 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vấn đề được nhà phê bình Trần Thanh Địch bàn luận trong bài viết Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)

Xem đáp án

- Người viết tập trung bàn luận về vấn đề vẻ đẹp giản dị và chân thật trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng.


Câu 2:

Đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Quê nội được nêu trong văn bản:

Đặc điểm về nội dung:

Đặc điểm về nghệ thuật:

Căn cứ để xác định:

Xem đáp án

Để bàn về vấn đề người viết đã nêu những ý kiến về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:

- Đặc điểm về nội dung: “Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương. Một nông thôn miền Trung, tại thôn Hoà Phức, bên con sông Thu Bồn vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng – sau Cách mạng tháng Tám thành công.”

Đặc điểm về nghệ thuật: “Các nhân vật là những người nông dân bình thường …, những Cục, Cù Lao, bà Kiến, ông Hai dĩ,…”

Căn cứ để xác định: Ý kiến của tác giả về người kể chuyện trong tác phẩm.


Câu 3:

Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội:

Đặc điểm về nội dung

Đặc điểm về nghệ thuật

Lí lẽ

Lí lẽ

Bằng chứng

Bằng chứng

Đặc sắc trong cách trình bày bằng chứng của tác giả là:

Xem đáp án

Đặc điểm về nội dung

Đặc điểm về nghệ thuật

Lí lẽ

“Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương. Một nông thôn miền Trung, tại thôn Hoà Phức, bên con sông Thu Bồn vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng – sau Cách mạng tháng Tám thành công.”

Lí lẽ

Nghệ thuật sử dụng từ ngữ

Bằng chứng

“Các nhân vật là những người nông dân bình thường …, những Cục, Cù Lao, bà Kiến, ông Hai dĩ,…”

 

Bằng chứng

Cách trình bày bằng chứng của người viết: lược thuật, tóm tắt, không trích đoạn trực tiếp.

Đặc sắc trong cách trình bày bằng chứng của tác giả là: Liệt kê bằng chứng xác thực với lí lẽ.


Câu 4:

Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện trong bài viết:

Mục đích viết:

Đặc điểm, nội dung chính của văn bản:

Nhận xét về mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản.

Xem đáp án

Mục đích viết của tác giả là bàn luận về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của văn bản, sau đó là đánh giá chung được tác phẩm.

Trong văn bản, những đặc điểm trên đã được người viết thể hiện thông qua việc nêu ý kiến về hoàn cảnh đời sống, về thế giới nhân vật, về người kể chuyện. Mỗi khi đưa ra ý kiến người viết lại đưa ra những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng thuyết phục.

Mục đích viết có liên quan mật thiết và nhất quán đến toàn bộ bài viết.

Câu 5:

Em tìm đọc một tác phẩm văn bản về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước và điền thông tin và tác phẩm đó vào sơ đồ sau:

Hoàn cảnh sáng tác

 

 

Đặc điểm nội dung

Đặc điểm hình thức

 

 

Chủ đề, ý nghĩa

 

 

Dựa vào thông tin trong sơ đồ, viết đoạn văn (khoảng 6-8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.

Xem đáp án

Tên sách: Quê hương – Tác giả: Tế Hanh.

Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)

 

Đặc điểm nội dung

- Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Đặc điểm hình thức

- Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng

- Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa

- Nhiều phép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật.

Chủ đề, ý nghĩa

Viết về nỗi nhớ quê hương của tác giả, qua đó ông muốn bày tỏ tình yêu quê hương tha thiết.

 

Dựa vào thông tin trong sơ đồ, viết đoạn văn (khoảng 6-8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.

Bài làm:

          Ta có thể bắt gặp trong thơ Tế Hanh hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước, óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc. Vẫn còn đó tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, nồng ấm của một người con xa quê


Bắt đầu thi ngay