Soạn văn 8 CTST Trong lời mẹ hát có đáp án
-
199 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chia sẻ với các bạn một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ.
- Câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ là:
+
Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ già.
+
Ai rằng công mẹ như non
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn
Câu 2:
Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru nào?
Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru sau:
- Chú Cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên
- Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò
không không, tôi đứng trên bờ
Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi
à ơi...
Câu 3:
Điều mà con “nghe” được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này có gì khác biệt so với bảy khổ thơ trước đó?
- Bảy khổ trước nói về công lao to lớn và sự hi sinh thầm lặng của người mẹ dành cho con còn khổ thơ cuối thể hiện sự biết ơn và tình thương của người con dành cho mẹ.
Câu 4:
Xác định thể thơ của bài “Trong lời mẹ hát”.
- Bài thơ được viết theo thể thơ: 6 chữ.
Câu 5:
Vần trong bài thơ là vần cách hay vần liền? Dựa vào đâu để xác định như vậy?
Vần trong bài thơ là vần cách vì tiếng cuối ở hai dòng thơ cách nhau vần với nhau. Ví dụ: ngào – dao, xanh – chanh,…
Câu 6:
Vẽ sơ đồ bố cục của bài thơ. Nét độc đáo của cách bố cục ấy là gì?
- Sơ đồ bố cục của bài thơ:
- Nét độc đáo của cách bố cục bài thơ là:
+ 3 khổ đầu: Cuộc đời được thu nhỏ trong tầm mắt của con khi nghe lời mẹ hát.
+ 4 khổ tiếp: Niềm xót xa của con trước công lao to lớn và sự hi sinh thầm lặng của mẹ.
+ Khổ cuối: Niềm tin về tương lai của người con
Câu 7:
Chỉ ra nét đặc sắc trong các hình ảnh Chòng chành nhịp võng ca dao và Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau.
- Chòng chành nhịp võng ca dao:
+ “chòng chành” ẩn dụ “khó khăn, vất vả của mẹ”
→ Dù có bộn bề lo toan vất vả, mẹ vẫn chịu đựng nuôi con khôn lớn, dành cho con những điều tốt nhất, muốn con được nhìn ngắm những vẻ đẹp tuyệt vời nhất của đất nước, của cuộc đời.
+ Đảo tính từ “chòng chành” lên đầu câu.
→ Nhấn mạnh lời ru của mẹ đi cùng năm tháng, gắn liền với vẻ đẹp của đất nước.
- Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau: “mẹ thời con gái” ẩn dụ cho “quãng thời gian trước đây”.
→ Trong lời ru của mẹ, con thấy được những hình ảnh quen thuộc về quê hương, đất nước ngày xưa, những hình ảnh thân thuộc ấy giúp con thêm yêu mến, hiểu và trân trọng hơn vẻ đẹp của thiên nhiên đồng thời thấy được nỗi vất vả của mẹ chảy trôi cùng thời gian và năm tháng.
Câu 8:
Em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy? Cách khắc họa hình ảnh người mẹ có gì độc đáo?
- Hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy: hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả làm lụng qua năm tháng để nuôi con khôn lớn, trưởng thành.
- Cách khắc họa hình ảnh người mẹ: Hình ảnh người mẹ hiện lên gắn liền với công việc, những hình ảnh giản dị đời thường và sự chảy trôi của thời gian: cối, lúa, gạo… gợi lên một người mẹ tảo tần theo năm tháng.
Câu 9:
Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng đó.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Nỗi xót xa và lòng biết ơn của người con dành cho người mẹ đã vất vả tảo tần nuôi con khôn lớn.
- Vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh giúp cho bài thơ trở nên nhẹ nhàng, truyền cảm và gợi tả được rõ nét tình yêu thương, sự vất vả lam lũ của người mẹ qua năm tháng.
Câu 10:
Theo em, nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?
- Nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ: nó lột tả rõ nét, chân thực tình yêu thương của người mẹ dành cho con, gói gọn tất cả trong tiếng hát.
Câu 11:
Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này có gì khác với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác mà em biết?
- Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này khác với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác mà em biết là: ở các bài thơ khác tác giả dùng các hình ảnh tượng trưng: “miếng cau khô”, “nước trong nguồn” … để nói về tình yêu thương của mẹ dành con cái, nhưng trong bài thơ này tác giả sử dụng tiếng hát, nhờ tiếng hát để thể hiện tình yêu thương to lớn của mình dành cho con.