Trắc nghiệm Địa 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (phần 2) (có đáp án)
-
163 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc Kinh (86,2%).
Đáp án: A.
Câu 2:
Dân tộc thiểu số chiếm bao nhiêu % trong tổng dân số của nước ta?
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Kinh có số dân đông nhất nước ta, chiếm khoảng 86% dân số cả nước; dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14%.
Đáp án: B.
Câu 3:
Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở
Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển (duyên hải).
Đáp án: B.
Câu 4:
Đặc điểm nào dưới đây không phải của người Kinh?
Người Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải. => D sai.
Đáp án: D.
Câu 5:
Vùng đồng bằng, trung du và ven biển có dân tộc nào sinh sống nhiều nhất?
Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển (duyên hải).
Đáp án: D.
Câu 6:
Người Tày, Nùng, Thái, Mường phân bố ở khu vực
Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc: là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc. Trong đó vùng thấp là địa bàn cư trú của người Tày, Nùng (tả ngạn sông Hồng) và người Thái, Mường (hữu ngạn sông Hồng).
Đáp án: A.
Câu 7:
Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có khoảng bao nhiêu dân tộc sinh sống?
Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc: là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc. Trong đó vùng thấp là địa bàn cư trú của người Tày, Nùng (tả ngạn sông Hồng) và người Thái, Mường (hữu ngạn sông Hồng).
Đáp án: B.
Câu 8:
Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người nào sau đây?
Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me và Hoa. Trong đó người Chăm, Khơ –me cư trú thành từng dải; người Hoa chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.
Đáp án: D.
Câu 9:
Dân tộc Chăm và Khơ-me cư trú chủ yếu ở khu vực nào?
Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt.
Đáp án: D.
Câu 10:
Bên cạnh người Việt và các dân tộc ít người, nước ta còn có nhóm dân cư nào cũng được xem là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Người Việt định cư ở nước ngoài (kiều bào) cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Đáp án: A.
Câu 11:
Người Việt định cư ở nước ngoài có đặc điểm nào dưới đây?
Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là mộ bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đa số kiều bào có lòng yêu nước, đang gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.
Đáp án: B.
Câu 12:
Người Ê-đê, Gia-rai phân bố chủ yếu ở khu vực
Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên: có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê, Gia-rai, Cơ –ho…)
Đáp án: B.
Câu 13:
Dân tộc nào dưới đây sinh sống chủ yếu ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên?
Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc ở đây cư trú thành vùng khá rõ rệt, người Ê-đê ở Đắk Lắk, người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng…
Đáp án: B.
Câu 14:
Các dân tộc ít người ở nước ta đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực
Mỗi dân tộc ít người đều có kinh nghiệm riêng trong các lĩnh vực: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.
(Nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm, thâm canh lúa nước là hoạt động kinh tế chủ yếu của dân tộc Kinh ở vùng đồng bằng, ven biển).
Đáp án: C.
Câu 15:
Các dân tộc ít người ở nước ta không có kinh nghiệm trong ngành, nghề nào dưới đây?
Mỗi dân tộc ít người đều có kinh nghiệm riêng trong các lĩnh vực: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công. Nuôi trồng thủy sản là hoạt động kinh tế chủ yếu của dân tộc Kinh ở vùng đồng bằng, ven biển.
Đáp án: D.
Câu 16:
Văn hóa Việt Nam phong phú, giàu bản sắc là do có
Thành phần dân tộc nước ta đa dạng với 54 dân tộc, trong đó có hơn 50 dân tộc ít người, mỗi dân tộc lại mang những nét văn hóa riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán…làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc.
Đáp án: A.
Câu 17:
Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng làm cho
Nước ta có 54 dân tộc, các dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán,… làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc.
Đáp án: A.
Câu 18:
Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người không phải là khu vực
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực miền núi, trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các con sông, có tài nguyên thiên nhiên giàu có (rừng, khoáng sản, sinh vật), vùng biên giới trên đất liền nước ta chủ yếu thuộc khu vực miền núi nên có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.
=> Nhận xét A, B, D đúng
- Đồng bằng châu thổ màu mỡ là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc Kinh -> đây không phải là nơi cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người => Nhận xét C không đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19:
Các dân tộc ít người ở nước ta cư trú chủ yếu ở
Người Kinh phân bố chủ yếu ở các đồngn bằng, trung du và duyên hải. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20:
Đâu không phải là tác động tiêu cực của tập quán du canh, du cư ở khu vực miền núi nước ta là
Hoạt động du canh du cư bao gồm việc: đốt rừng làm nương -> tiến hành định cư và gieo trồng một số vụ mùa -> sau một thời gian tiếp tục di cư đến một khu rừng mới và tiếp tục phá rừng làm nương để canh tác trên khu đất mới.
=> Như vậy, tiến hành du canh du cư sẽ khiến:
+ Diện tích rừng bị suy giảm (do đốt rừng làm nương rẫy).
+ Gia tăng diện tích đất hoang hóa và đồi núi trọc (do đất rừng sau khi đốt sẽ giảm chất dinh dưỡng cùng với kĩ thuật canh tác thấp khiến đất nhanh chóng bị thoái hóa, bạc màu, cây cối sinh trưởng kém).
+ Mất rừng cũng đồng nghĩa với việc mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.
=> Nhận xét A, B, D đúng; nhận xét C không đúng.
Đáp án: C.