Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 25: (có đáp án) Ôn tập chương III (phần 2)
-
433 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là gì?
Đáp án A
Từ năm 179 TCN đến thế kỉ X, nước ta liên tiếp chịu sự thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
Câu 2:
Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã tổ chức bộ máy cai trị như thế nào?
Đáp án A
- Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
Chú ý:
- Nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc.
- Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, chính quyền đô hộ cứ quan lại cai trị đến cấp huyện (Trực trị)
Câu 3:
An Nam đô hộ phủ là tên gọi của nước ta dưới ách thống trị của triều đại phong kiến nào?
Đáp án C
Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, chia nước ta thành 12 châu
Câu 4:
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào đã đưa tới sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân?
Đáp án C
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 544 đã đưa tới sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân
Câu 5:
Ý nào sau đây không phản ánh đúng biến chuyển của nền kinh tế nước ta thời Bắc thuộc?
Đáp án D
Những chuyển biến kinh tế nước ta dưới thời kì Bắc thuộc bao gồm:
- Nông nghiệp: biết trồng 1 năm 2 vụ lúa, làm thủy lợi, công cụ sắt phát triển => năng suất lúa tăng hơn trước
- Thủ công nghiệp: bên cạnh các nghề truyền thống như làm gốm, dệt vải còn xuất hiện một số nghề mới như làm giấy, thủy tinh
- Thương nghiệp: Hoạt động trao đổi buôn bán được mở rộng hơn trước
Câu 6:
Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
Đáp án C
Những chính cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc bao gồm:
- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
=> Những chính sách này thực hiện đều nhằm mục đích nô dịch và đồng hóa nhân dân ta về mặt văn hóa. Một đất nước sẽ bị mất chủ quyền hoàn toàn và chấp nhận sự nô dịch của phong kiến phưong Bắc khi đã mất đi bản sắc văn hóa dân tộc
Câu 7:
Các cuộc đấu tranh của cha ông trong thời kì Bắc thuộc không khẳng định truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
Đáp án D
Hơn 1000 năm đấu tranh chống Bắc thuộc, giành lại độc lập của tổ tiên đã hình thành nên những truyền thống đáng quý của người Việt. Những truyền thống đáng quý ấy bao gồm:
- Lòng yêu nước.
- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc
Câu 8:
Các cuộc đấu tranh của nhân ta thời kì Bắc thuộc không mang ý nghĩa nào sau đây?
Đáp án D
Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc thuộc có ý nghĩa quan trọng. Bao gồm:
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc
- Làm lung lay nền thống trị của chính quyền phương Bắc ở nước ta
- Một số cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi trong khoảng thời gian ngắn đã tạo ra những khoảng thời gian độc lập quý báu để những giá trị văn hóa Việt được khôi phục, đặt cơ sở cho thắng lợi hoàn toàn vào năm 938
Câu 9:
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc?
Đáp án C
Chính sách cai trị của chính quyền phương Bắc:
- Chính trị:
+ Thực hiện chính sách chia để trị
+ Cử quan lại người Hán trực tiếp cai quản ở các quận, huyện
- Kinh tế:
+ Cướp đoạt ruộng đất người Việt
+ Đặt ra nhiều thứ thuế vô lý, độc quyền muối và sắt
+ Bắt nhân dân ta phải cống nạp các sản vật quý
- Văn hóa: Cưỡng bức người Việt phải theo văn hóa Hán, đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt
=> Nhận xét:
+ Chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc rất hà khắc, tàn bạo và thâm độc
+ Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa
+ Mục đích: sáp nhập lãnh thổ nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc; đồng hóa nhân dân ta
Câu 10:
Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc?
Đáp án B
Trong suốt thời kì Bắc thuộc, chính quyền phong kiến phương Bắc đã thi hành chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo, thâm độc với nhân dân ta => mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ luôn gay gắt. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ các cuộc đấu tranh trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc
Câu 11:
“Một xin rửa sách nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
(Thiên Nam ngữ lục)
Bốn câu thơ trên là lời thề xuất binh trong cuộc khởi nghĩa nào?
Đáp án A
Bốn câu thơ trên là lời thề xuất binh của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa này bùng nổ trước hết là do chính sách cai trị tàn bạo của chính quyền nhà Hán khiến mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt. Hơn nữa chồng của Trưng Trắc là Thi Sách bị Thái thú Tô Định giết chết. Nợ nước thù nhà chồng chất, Hai Bà Trưng quyết định phất cờ khởi nghĩa