Tóm tắt Gặp lá cơm nếp (10 mẫu) mới nhất 2023 - Kết nối tri thức

Hamchoi.vn giới thiệu đến bạn Tóm tắt Gặp lá cơm nếp Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức mới nhất 2023 gồm 10 mẫu khác nhau giúp bạn nắm được trọng tâm văn bản Gặp lá cơm nếp từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

120 lượt xem


Tóm tắt Gặp lá cơm nếp - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

Tóm tắt Gặp lá cơm nếp (mẫu 1)

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" kể về câu chuyên của một người đàn ông trên đường hành quân gặp xôi nhớ hình bóng mẹ nơi quê nhà, xa quê đã mấy năng nhưng hương vị của bát xôi, lúa mùa gặt luôn in sâu trong tâm trí anh. Đối với tôi, tình yêu với mẹ và Tổ quốc dã thôi thúc tôi tranh đấu để bảo vệ sự bình yên cho quê hương.

Tóm tắt Gặp lá cơm nếp (mẫu 2)

Trong khoảnh khắc bắt gặp lá cơm nếp trên đường hành quân, người con đã bày tỏ nỗi nhớ đến người mẹ nơi quê nhà. Người lính xa nhà đã mấy năm nhưng mùi vị của bát xôi mùa gặt do chính tay mẹ nấu vẫn theo anh suốt chặng đường dài. Tình yêu gia đình và tình yêu đất nước luôn tràn ngập trong trái tim anh.

Tóm tắt Gặp lá cơm nếp (mẫu 3)

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ.  Từ mùi hương cơm nếp quen thuộc, tác giả nhớ đến mẹ, nhớ quê hương da diết. Mùi thơm lạ lùng cứ vương vẫn mãi như động lực khiến tác giả, người lính xa quê nhiều năm có động lực hành quân, chiến đấu để có thể nhanh chóng trở về với mẹ già, với quê hương.

Tóm tắt Gặp lá cơm nếp (mẫu 4)

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" tình cảm, cảm xúc nhớ thương quê hương, mẹ già, đất nước. Nỗi nhớ ấy da diết, khắc khoải: "ôi", "làm sao quên được", "nỗi nhớ thương" trào dâng trong tâm hồn người con khi "gặp lá cơm nếp" vì lá cơm nếp gợi nhắc đến bát xôi mùa gặt, gợi nhắc đến hình ảnh người mẹ nhặt lá đun bếp buổi chiều, gợi nhắc đến không gian làng quê Việt Nam bình dị, gần gũi, thân thương.

Tóm tắt Gặp lá cơm nếp (mẫu 5)

Trong bài thơ "Gặp lá cơm nếp", người con đã bày tỏ nỗi nhớ thương mẹ khi bắt gặp lá cơm nếp. Bát xôi mùa gặt do mẹ tự tay nấu lưu giữ mãi trong tâm trí anh khiến người lính xa nhà đã mấy năm nhưng vẫn luôn nhớ về. Đối với anh, tình yêu gia đình luôn hòa quyện và sóng đôi với tình yêu quê hương, đất nước.

Tóm tắt Gặp lá cơm nếp (mẫu 6)

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

Tóm tắt Gặp lá cơm nếp (mẫu 7)

Bài thơ là tình cảm nhớ thương của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước của tác giả. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.

Tóm tắt Gặp lá cơm nếp (mẫu 8)

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" trình bày tình cảm của người lính đối với mẹ già và tình yêu quê hương, tổ quốc thâm thúy.

Tóm tắt Gặp lá cơm nếp (mẫu 9)

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" là lời của người con gửi đến mẹ trong lúc hành quân xa bắt gặp lá cơm nếp. Anh xa nhà đã mấy năm nhưng luôn nhớ về bát xôi mùa gặt. Anh tự hỏi mẹ đang ở nơi nào, có phải mẹ đun bếp khiến mùi cơm nếp thơm khắp đường anh đi. Dù cách xa quê hương nhưng anh luôn nhớ về thức ăn dân dã cùng người mẹ già đang ở nhà trông ngóng con. Tình yêu anh dành cho mẹ và đất nước là rộng lớn như nhau. Chính vì vậy, rừng cây Trường Sơn hiểu được lòng anh nên cứ thơm mãi.

Tóm tắt Gặp lá cơm nếp (mẫu 10)

Thanh Thảo viết về mẹ nhiều lần, mỗi lần đều có mang một chút khám phá riêng và lần nào cũng vời vợi nỗi nhớ thương da diết. Bài thơ là tình cảm nhớ thương của người con dành cho mẹ và đất nước. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

Nội dung chính Gặp lá cơm nếp

Văn bản Gặp lá cơm nếp thể hiện tình yêu nỗi nhớ của người con/ tác giả đối với mẹ, với món xôi của mẹ và với quê hương đất nước.

Bố cục Gặp lá cơm nếp

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Mùi hương cơm nếp và hình ảnh người mẹ trong tâm trí tác giả

+ Phần 2: Hai khổ thơ cuối: Nỗi nhớ thương mẹ và tình yêu đất nước của tác giả

Bài viết liên quan

120 lượt xem