Em và người thân trong gia đình đọc một quyển truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó. Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên.
Mẹ: Phượng Hồng! Con thử nói cho mẹ nghe cảm nhận của con về anh Nguyễn Ngọc Kí xem nào?
Con: Con rất khâm phục anh Nguyễn Ngọc Kí mẹ ạ. Đó là một con người có nghị lực phi thường, một ý chí vươn lên hiếm thấy ở đời
Mẹ: Con thử nói rõ hơn nghị lực phi thường và ý chí vươn lên của anh Kí cho mẹ nghe đi!
Con: Anh bị liệt cả hai tay. Vậy mà anh vẫn có ước mơ đi học như mọi người. Một ước muốn rất đẹp phải không mẹ?
Mẹ: Rồi sao nữa con?
Con: Anh đến trường xin học cho bằng được. Lần đầu cô giáo không nhận vì thấy hai tay anh đều bị liệt cả làm sao mà cầm bút để viết được . Anh buồn lắm. Về nhà anh hí hoáy tập viết bằng chân. Xúc động trước quyết tâm học của anh Kí, cô giáo nhận vào học. Anh quyết tâm học cho bằng bạn bằng bè. Đó cũng là biểu hiện về nghị lực phi thường, phải không mẹ?
Mẹ: Ừ, đúng đấy ! Con cứ nói tiếp ý nghĩa của mình đi
Con: Về ý chí vượt khó của anh thì quả là khâm phục. Từ chỗ dùng chân điều khiển bút không được đến lúc điều khiển được thì bệnh chuột rút xuất hiện. Có lúc làm anh đau điếng toát cả mồ hôi. Những lúc như thế tưởng chừng anh phải bỏ học, nhưng nhờ cô giáo và bạn bè động viên anh lại vững chí, kiên trì tập luyện. Và anh đã thành công. Anh thi đậu vào một trường đại học danh tiếng.Kết quả ấy chứng tỏ anh Kí là một người có ý chí nghị lực phi thường. Con nói có đúng không mẹ?
Mẹ: Nhận xét của con thật đúng. Qua tấm gương của anh Kí, con có suy nghĩ gì không?
Con: Có chứ mẹ! Đó là một tấm gương tốt để con học tập.
Mẹ: Con nghĩ được như thế mẹ rất mừng. Mẹ tin ở con.Cố lên nhé con!
Con: Thưa me, vâng ạ!
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Theo em học sinh phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về một học sinh không có ý chí
Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào ? Chúng bổ sung ý nghĩa gì ?
- Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.
Tô Hoài
- Rặng đào đã trút hết lá.
Tục ngữ hoặc thành ngữ nào đã cho (SGK trang 105) nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên
Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu. Chọn ý em cho là đúng nhất
Trong truyện vui " Đãng trí" có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng. Em hãy chữa lại cho đúng
Hãy viết một câu có dùng tính từ
a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.
b) Nói về một sự vật quen thuộc với em.
Dựa vào nội dung của câu tục ngữ cếp chúng vào ba nhóm như sau (trang 109 sgk Tiếng Việt 4)
Em chọn từ nào trong ngoặc đơn ( đã, đang, sắp) để điền vào chỗ trống)
a) Điền vào chỗ trống s hay x ?
b) Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã trong bài Ông Trạng Nồi (SGK trang 105-106)