Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11: Có chí thì nên
-
81 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền
Đó là những chi tiết:
- Học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thuờng.
- Có hôm thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
Câu 2:
Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
Vì nhà nghèo quá phải bỏ học. Đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến đợi bạn học xong mới mượn vở về học.
Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát. Bút là ngón tay hay mảnh gạch vụn, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Nếu có kì thi Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
Câu 3:
Vì sao chú bé Hiền được gọi là " ông Trạng thả diều"?
Người ta gọi cậu bé Hiền là ông Trạng thả diều, vì Hiền đỗ trạng lúc 13 tuổi và là một cậu bé nổi tiếng ham chơi diều
Câu 4:
Tục ngữ hoặc thành ngữ nào đã cho (SGK trang 105) nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên
Chọn b: Có chí thì nên
Nội dung: Câu chuyện nhằm ca ngợi cậu bé Nguyễn Hiền thông minh, có chí đỗ Trạng Nguyên năm 13 tuổi- một ông trạng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước ta
Câu 5:
Nhớ - Viết 4 khổ thơ đầu của bài "Nếu chúng mình có phép lạ"
Học thuộc lòng 4 khổ thơ rồi viết lại cho đúng
Câu 6:
a) Điền vào chỗ trống s hay x ?
b) Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã trong bài Ông Trạng Nồi (SGK trang 105-106)
a) S hay x
- Trỏ lối sang mùa hè ; …đèn lồng nhỏ xíu
...sức nóng...sức sống...sóng quê hương
b) Dấu hỏi hay dấu ngã
....nổi tiếng ...đỗ trạng...ban thưởng...đỗi ngạc nhiên...chỉ xin...nồi nhỏ...thuở hàn vi...phải ôn thi...hỏi mượn...của nhà hàng/ xóm...dùng bữa...để đỗ đạt
Câu 7:
Viết lại những câu cho đúng chính tả (SGK trang 106)
Em viết lại như sau:
a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
b) Xấu người đẹp nết.
c) Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.
d) Trăng mờ còn tỏ hơn sao.
e) Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.
Câu 8:
Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào ? Chúng bổ sung ý nghĩa gì ?
- Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.
Tô Hoài
- Rặng đào đã trút hết lá.
Trời ấm lại pha lành lạnh. Tết sắp đến:
Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Từ này cho biết sự việc sẽ diễn ra trong thời gian rất gần.
Rặng đào đã trút hết lá: Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút. Từ này cho biết sự việc đã hoàn tất rồi.
Câu 9:
Em chọn từ nào trong ngoặc đơn ( đã, đang, sắp) để điền vào chỗ trống)
Em điền như sau:
a)...ngô đã thành công...
b) Chào mào đã hót vườn na buổi chiều...
Hết hè cháu vẫn đang xa.
Chào mào vẫn hót. Mùa na sắp tàn.
Câu 10:
Trong truyện vui " Đãng trí" có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng. Em hãy chữa lại cho đúng
Một nhà bác học đang làm việc trong phòng. Bông người phục vụ bước vào, nói nhỏ với ông:
- Thưa giáo sư có kẻ trộm lẻn vào thư viện nhà ngài.
Nhà bác học hỏi:
Nó đang đọc gì thế?
Câu 11:
Kể lại toàn bộ câu chuyện: Bàn chân kì diệu
Đoạn 1: Kí bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn cắp sách đến trường, Kí thèm lắm. Kí quyết định đến lớp xin cô giáo vào học. Cô giáo cầm tay Kí thấy hai cánh tay mềm nhũn, buông thõng, bất động cô không dám nhận em vào học. Kí thất vọng trở về vừa đi vừa khóc.
Đoạn 2: Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Kí. Bất chợt cô thấy Kí ngồi ở giữa sân hí hoáy dùng chân tập viết. Cô rất cảm động cho em mấy viên phấn. Một thời gian sau, Kí lại đến lớp. Lần này, cô giáo nhận em vào học. Cô dọn cho Kí một chỗ riêng ở góc lớp, trải chiếu cho Kí ngồi tập viết ở đó. Kí cặp cây bút vào chân luyện viết. Lúc đầu cây bút không theo ý Kí, Bàn chân dẫm lên trang giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngon chân mỏi chuột rút, bàn chân co quắt lại, đau điếng. Kí quẳng bút chì vào góc lớp, chán nản. Nhưng nhờ cô giáo và các bạn động viên Kí lại lao vào tập luyện một cách kiên nhẫn và bền bỉ.
Đoạn 3: Sau một thời gian Kí đã thành công. Hết lớp Một Kí đuổi kịp các bạn. Chữ của Kí mỗi ngày đẹp hơn. Bao năm khổ luyện Kí đã tốt nghiệp phổ thông và thi đậu vào trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Kí là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngay Bác Hồ còn sống, đã hai lần Bác gửi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.
Câu 12:
Dựa vào nội dung của câu tục ngữ cếp chúng vào ba nhóm như sau (trang 109 sgk Tiếng Việt 4)
a) Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Người có chí thì nên.
- Nhà có nền thì vững.
b) Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn.
- Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.
- Hãy lo bền chí cầu cua.
Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai.
c) Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
- Thua keo này ta bày keo khác.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Thất bại là mẹ thành công.
Câu 13:
Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu. Chọn ý em cho là đúng nhất
Chọn c: Ngắn gọn có vần điệu hình ảnh
Câu 14:
Theo em học sinh phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về một học sinh không có ý chí
Theo em học sinh phải rèn luyện ý chí vượt khó, kiên trì, siêng năng.
+ Ví dụ một học sinh không có ý chí.
- Viết chữ như gà bới không chịu khó luyện tập.
- Gặp bài toán khó, không chịu suy nghĩ nhờ anh ( chị, bố, mẹ) làm giúp.
- Bị điểm kém sinh ra chán nản v.v
Câu 15:
Em và người thân trong gia đình đọc một quyển truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó. Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên.
Mẹ: Phượng Hồng! Con thử nói cho mẹ nghe cảm nhận của con về anh Nguyễn Ngọc Kí xem nào?
Con: Con rất khâm phục anh Nguyễn Ngọc Kí mẹ ạ. Đó là một con người có nghị lực phi thường, một ý chí vươn lên hiếm thấy ở đời
Mẹ: Con thử nói rõ hơn nghị lực phi thường và ý chí vươn lên của anh Kí cho mẹ nghe đi!
Con: Anh bị liệt cả hai tay. Vậy mà anh vẫn có ước mơ đi học như mọi người. Một ước muốn rất đẹp phải không mẹ?
Mẹ: Rồi sao nữa con?
Con: Anh đến trường xin học cho bằng được. Lần đầu cô giáo không nhận vì thấy hai tay anh đều bị liệt cả làm sao mà cầm bút để viết được . Anh buồn lắm. Về nhà anh hí hoáy tập viết bằng chân. Xúc động trước quyết tâm học của anh Kí, cô giáo nhận vào học. Anh quyết tâm học cho bằng bạn bằng bè. Đó cũng là biểu hiện về nghị lực phi thường, phải không mẹ?
Mẹ: Ừ, đúng đấy ! Con cứ nói tiếp ý nghĩa của mình đi
Con: Về ý chí vượt khó của anh thì quả là khâm phục. Từ chỗ dùng chân điều khiển bút không được đến lúc điều khiển được thì bệnh chuột rút xuất hiện. Có lúc làm anh đau điếng toát cả mồ hôi. Những lúc như thế tưởng chừng anh phải bỏ học, nhưng nhờ cô giáo và bạn bè động viên anh lại vững chí, kiên trì tập luyện. Và anh đã thành công. Anh thi đậu vào một trường đại học danh tiếng.Kết quả ấy chứng tỏ anh Kí là một người có ý chí nghị lực phi thường. Con nói có đúng không mẹ?
Mẹ: Nhận xét của con thật đúng. Qua tấm gương của anh Kí, con có suy nghĩ gì không?
Con: Có chứ mẹ! Đó là một tấm gương tốt để con học tập.
Mẹ: Con nghĩ được như thế mẹ rất mừng. Mẹ tin ở con.Cố lên nhé con!
Con: Thưa me, vâng ạ!
Câu 16:
Tìm tính từ trong các đoạn văn đã cho (SGK Trang 111)
Các đoạn văn có những tính từ sau:
a) Gày gò cao,sáng, thưa,cũ, cao,trắng,nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
b) Quang,sạch,bóng,xám,trắng, xanh,dài,hồng, to tướng, ít,dài,thanh mảnh.
Câu 17:
Hãy viết một câu có dùng tính từ
a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.
b) Nói về một sự vật quen thuộc với em.
a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.
Gợi ý: Ông nội em đã bảy mươi tuôi mà da dẻ còn hồng hào lắm.
b) Nói về một sự vật quen thuộc với em.
Ai cũng khen chị gái của em xinh xắn dễ thương.
Câu 18:
Đọc các mở bài đã cho và nói rõ đó là những cách mở bài nào?
Mở bài (a) là cách mở bài trực tiếp. Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
Mở bài (b,c,d) là cách mở bài gián tiếp. Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
Câu 19:
Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào?
Câu chuyện hai bàn tay mở bài theo cách trực tiếp đi thẳng vào câu chuyện định kể.