(*) Học sinh điền các thông tin sau vào phiếu học tập
- Vì sao một số quốc gia như Bồ Đào Nha và Mỹ lại xây đài tưởng niệm và tổ chức ngày lễ trọng đại về các nhà phát kiến địa lí?
=> Trả lời:
+ Các cuộc phát kiến địa lí đã đưa đến nhiều hệ quả tích cực đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại, như: tìm ra những vùng đất mới, dân tộc mới; thúc đẩy sự trao đổi, giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các châu lục; mở rộng thị trường thế giới,…
+ Xây đài tưởng niệm và tổ chức ngày lễ trọng đại về các nhà phát kiến địa lí cũng là cách để chúng ta: tưởng nhớ công lao của các thế hệ đi trước; tôn vinh tinh thần quả cảm; ý chí quyết tâm vượt qua mọi gian khó để đạt được mục tiêu và khát vọng của loài người…
- Hãy viết cảm nhận của em về vấn đề này.
=> Trả lời:
+ Việc xây dựng đài tưởng niệm và tổ chức ngày lễ trọng đại về các nhà phát kiến địa lí có ý nghĩa giáo dục lớn đối với thế hệ sau.
+ Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận thức rõ rằng: bên cạnh những tác động tích cực, các cuộc phát kiến địa lí cũng để lại những hệ quả tiêu cực, đặc biệt là với nhân dân các nước ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.
+ Chúng ta cũng nên xây dựng các đài tưởng niệm và tổ chức ngày lễ trọng đại để tôn vinh những cư dân bản địa tại châu Á, châu Phi và châu Mĩ, vì: chính họ là những người đầu tiên đã khai phá và sinh sống lâu dài ở vùng đất đó; mặt khác, với tinh thần dũng cảm, yêu quê hương, dân tộc, họ đã chiến đấu hết mình và sẵn sàng hi sinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Tưởng tượng em là thuỷ thủ tham gia một trong bốn cuộc phát kiến địa lí lớn. Hãy viết một bức thư kể lại cho bạn của mình nghe về những thay đổi của thế giới nơi em sống sau các cuộc phát kiến địa lí.
Nội dung nào không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí?
A. Mở ra con đường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
B. Tìm ra những vùng đất mới, châu lục mới.
C. Thúc đẩy việc buôn bán nô lệ da đen phát triển.
D. Mở ra một thị trường mới cho sự phát triển của thế giới.
Quan sát lược đồ 2.1 - trang 14 SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành Phiếu học tập dưới đây để viết bài giới thiệu về hành trình của các cuộc phát kiến địa lí.
Hoàn thành sơ đồ 2.1 dưới đây về hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí và trả lời câu hỏi:
Trong các hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí em có ấn tượng với hệ quả nào nhất? Vì sao?
Nội dung nào không phải là hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí?
A. Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen.
B. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa thực dân xâm lược thuộc địa.
C. Đưa tới sự bùng nổ cuộc chiến tranh thương mại.
D. Dẫn đến việc cướp bóc thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
Quan sát hình 2.3 - trang 15 SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và trả lời các câu hỏi:
- Con thuyền Vich-to-ri-a (Victoria) gắn với cuộc phát kiến địa lí của nhà thám hiểm nào?
- Trình bày cuộc thám hiểm đó và nêu kết quả, ý nghĩa.
Nhà thám hiểm nào sau đây không tham gia vào các cuộc phát kiến địa lí ở cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI?
A. Am-strong.
B. C. Cô-lôm-bô.
C. B. Đi-a-xơ.
D. Ph. Ma-gien-lăng.
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Hai nước nào đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển?
A. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
B. Bồ Đào Nha và I-ta-li-a.
C. I-ta-li-a và Tây Ban Nha.
D. Anh và Bồ Đào Nha.
Nhà thám hiểm nào hoàn thành hành trình thám hiểm vòng quanh thế giới?
A. V. Ga-ma.
B. C. Cô-lôm-bô.
C. B. Đi-a-xơ.
D. Ph. Ma-gien-lăng.