Tưởng tượng em là thuỷ thủ tham gia một trong bốn cuộc phát kiến địa lí lớn. Hãy viết một bức thư kể lại cho bạn của mình nghe về những thay đổi của thế giới nơi em sống sau các cuộc phát kiến địa lí.
(*) Tham khảo:
Ngày 16 tháng 3 năm 1493
Gửi Anderson thân mến!
Mình đã rất hạnh phúc và ngay lập tức viết thư tới cậu để thông báo tin tức quan trọng này: Anderson yêu dấu à, chúng ta đã thành công! C.Columbus – vị thuyền trưởng vĩ đại đã dẫn dắt chúng ta tìm ra Ấn Độ. Thật tuyệt vời phải không nào?
Anderson, cậu biết không, sau bao ngày tháng lênh đênh nơi góc biển chân trời, đoàn thám hiểm của chúng ta đã đi qua nhiều hòn đảo lạ, mọi người đã tuy vui sướng nhưng cũng có sự hoài nghi “liệu những nơi vừa đặt chân đến có thực sự là Ấn Độ hay không? Chúng ta nghe nói về Ấn Độ là một quốc gia rất rộng lớn và giàu có, nhưng tại sao vùng đất mà đoàn thám hiểm đến lại nhỏ bé như vậy, chỉ là một hòn đảo?...”, Ôi Chúa ơi! Những câu hỏi đó luôn hiện hữu ở tất cả mọi người, có lúc mình cũng đã thất vọng về chuyến đi. Nhưng không! Ngày hôm qua, ngày hôm qua thực sự là một ngày trọng đại trong cuộc đời thủy thủ của mình! Anderson à, ngày hôm qua (15/3/1497), đoàn thám hiểm đã đặt chân đến một lục địa rộng lớn và trù phú! Ấn Độ, đó chính là Ấn Độ!
Việc tìm ra con đường đến Ấn Độ đã khiến mình phấn khích biết bao! Nhưng thú vị hơn nữa là những trải nghiệm của mình ở vùng đất này! Chao ôi, nó đẹp biết nhường nào! Bầu trời nơi đây cao và trong xanh; đất đai rộng lớn với những cánh rừng thông trải dài hút tầm mắt. Từng lá thông óng ánh, từng bờ cát vàng, mỗi hạt sương sớm trong những khu rừng rậm rạp, những đồng cỏ xanh và tiếng côn trùng kêu râm ran… Tất thảy đều gợi lên trong mình sự rạo rực, vui sướng khó tả.
Một chuyện cũng thú vị không kém là: ở nơi đây, chúng mình đã bắt gặp những con người kì lạ! Họ khác chúng ta, nước da của họ không phải là màu trắng, mà có thể là màu vàng, ngăm ngăm đen; sống mũi họ không cao như chúng ta mà đa số là mũi tẹt; lông mày của họ rất rậm, mắt đen và tóc họ rất dày, đen nhánh. Họ mặc những trang phục độc đáo, nhiều màu sắc và dùng bột màu (?) vẽ lên cơ thể những hình thù kì dị. Đôi khi, trong số họ, mình còn bắt gặp vài người đội mũ có gắn lông chim đại bàng, đeo trang sức làm từ xương động vật. Thật khó tìm ra tên gọi để chỉ những người đó, nên mọi người trong đoàn đã thống nhất với nhau rằng sẽ gọi những cư dân bản địa tại vùng đất này là: thổ dân Anh-điêng.
Những người thổ dân Anh-điêng này đã cố gắng giao tiếp với chúng ta. Nhưng thật tiếc, trong chúng ta, không ai có thể hiểu được ngôn ngữ của họ. Tuy vậy, nghe âm điệu lời nói, ánh mắt và hành động, mình đoán rằng, những người thổ dân này không hài lòng về sự có mặt của chúng ta tại nơi đây! Ồ, mình cho rằng đó là suy nghĩ thật lạ lùng!
Anderson yêu dấu, mới chỉ qua một ngày nên sự trải nghiệm của mình tại Ấn Độ chưa được phong phú! Trong thời gian tới, mình sẽ viết thư cho cậu nhiều hơn để kể với cậu những điều thú vị tại nơi đây! Cuối thư, mình luôn hi vọng và cầu chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với cậu và gia đình!
Chúa sẽ luôn bảo vệ và ban phước lành tới chúng ta!
Kí tên
……………
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nội dung nào không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí?
A. Mở ra con đường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
B. Tìm ra những vùng đất mới, châu lục mới.
C. Thúc đẩy việc buôn bán nô lệ da đen phát triển.
D. Mở ra một thị trường mới cho sự phát triển của thế giới.
Quan sát lược đồ 2.1 - trang 14 SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành Phiếu học tập dưới đây để viết bài giới thiệu về hành trình của các cuộc phát kiến địa lí.
Hoàn thành sơ đồ 2.1 dưới đây về hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí và trả lời câu hỏi:
Trong các hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí em có ấn tượng với hệ quả nào nhất? Vì sao?
Nội dung nào không phải là hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí?
A. Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen.
B. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa thực dân xâm lược thuộc địa.
C. Đưa tới sự bùng nổ cuộc chiến tranh thương mại.
D. Dẫn đến việc cướp bóc thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
Quan sát hình 2.3 - trang 15 SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và trả lời các câu hỏi:
- Con thuyền Vich-to-ri-a (Victoria) gắn với cuộc phát kiến địa lí của nhà thám hiểm nào?
- Trình bày cuộc thám hiểm đó và nêu kết quả, ý nghĩa.
Nhà thám hiểm nào sau đây không tham gia vào các cuộc phát kiến địa lí ở cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI?
A. Am-strong.
B. C. Cô-lôm-bô.
C. B. Đi-a-xơ.
D. Ph. Ma-gien-lăng.
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Hai nước nào đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển?
A. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
B. Bồ Đào Nha và I-ta-li-a.
C. I-ta-li-a và Tây Ban Nha.
D. Anh và Bồ Đào Nha.
Nhà thám hiểm nào hoàn thành hành trình thám hiểm vòng quanh thế giới?
A. V. Ga-ma.
B. C. Cô-lôm-bô.
C. B. Đi-a-xơ.
D. Ph. Ma-gien-lăng.