IMG-LOGO

Câu hỏi:

19/07/2024 111

Chọn câu sai

A. \[112 - 908 = - 786\]

Đáp án chính xác

B. \[76 - 98 < - 5\]

C. \[98 - 1116 < 103 - 256\]

D. \[56 - 90 > 347 - 674\]

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trả lời:

Đáp án A: \[112 - 908 = 112 + \left( { - 908} \right) = - \left( {908 - 112} \right) = - 796\] nên A sai

Đáp án B: \[76 - 98 = 76 + ( - 98) = - (98 - 76) = - 22 < - 5\] nên B đúng

Đáp án C: \[98 - 1116 = 98 + \left( { - 1116} \right) = - \left( {1116 - 98} \right) = - 1018\]

\[103 - 256 = 103 + ( - 256) = - (256 - 103) = - 153\]

\( - 1018 < - 153\) nên C đúng

Đáp án D: \[56 - 90 = 56 + ( - 90) = - (90 - 56) = - 34\]

\[347 - 674 = 347 + ( - 674) = - (674 - 347) = - 327\]

\[ - 34 > - 327\] nên D đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chiếc diều của bạn Nam đang ở độ cao 20m so với mặt đất. Sau một lúc độ cao của chiếc diều tăng thêm 3m, rồi sau đó lại giảm đi 4m. Hỏi chiếc diều cao bao nhiêu mét so với mặt đất sau 2 lần thay đổi độ cao?

Xem đáp án » 26/10/2022 188

Câu 2:

Kết quả của phép trừ \(\left( { - 47} \right) - 53\) là:

Xem đáp án » 26/10/2022 143

Câu 3:

Tổng \[( - 43567 - 123) + 43567\] bằng:

Xem đáp án » 26/10/2022 129

Câu 4:

Chọn câu trả lời đúng nhất. Giá trị của  \[P = 2001 - \left( {53 + 1579} \right) - \left( { - 53} \right)\]

Xem đáp án » 26/10/2022 118

Câu 5:

Biểu thức \[a - (b + c - d) + ( - d) - a\] sau khi bỏ ngoặc là:

Xem đáp án » 26/10/2022 104

Câu 6:

Tính 125 – 200

Xem đáp án » 26/10/2022 104

Câu 7:

Bỏ ngoặc rồi tính \[5 - (4 - 7 + 12) + (4 - 7 + 12)\] ta được

Xem đáp án » 26/10/2022 102

Câu 8:

Tìm x biết \[9 + x = 2\]

Xem đáp án » 26/10/2022 100

LÝ THUYẾT

1. Cộng hai số nguyên cùng dấu

Quy tắc cộng hai số nguyên âm

Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng phần số tự nhiên của chúng với nhau rồi đặt dấu “-“ trước kết quả.

Ví dụ 1. Tính:

a) (-23) + (-55);                        b) 43 + 23;                               c) (-234) + (-546).

Lời giải

a) (-23) + (-55) = - (23 + 55) = - 78;

b) 43 + 23 = 66;

c) (-234) + (-546) = - (234 + 546) = - 780.

2. Cộng hai số nguyên khác dấu

Hai số đối nhau:

Hai số nguyên a và b được gọi là đối nhau nếu a và b nằm khác phía với điểm 0 và có cùng khoảng cách đến gốc 0.

Chú ý: 

Ta quy ước số đối của 0 là chính nó.

Tổng của hai số đối nhau luôn bằng 0.

Ví dụ 2. Tìm số đối của -3; 4; -5; 8; -12.

Lời giải

Số đối của – 3 là 3;

Số đối của 4 là -4;

Số đối của – 5 là 5;

Số đối của 8 là – 8;

Số đối của -12 là 12.

Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:

+ Hai số nguyên đối nhau thì có tổng bằng 0.

+ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu (không đối nhau), ta tìm hiệu hai phân số tự nhiên của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần số tự nhiên lớn hơn.

Ví dụ 3. Thực hiện các phép tính:

a) 312 + (-134);                       b) (– 254) + 128;                     c) 2 304 + (-115).

Lời giải

a) 312 + (-134) = 312 – 134 = 178;

b) (– 254) + 128 = - ( 254 – 128) = -128;

c) 2 304 + (-115) = 2 304 – 115 = 2 189.

3. Tính chất của phép cộng

Phép cộng số nguyên có tính chất sau:

+ Giao hoán: a + b = b + a;

+ Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c).

Ví dụ 4. Tính một cách hợp lí:

a) (-350) + (-296) + 50 + 96;

b) (-3) + 5 + (-7) + 5.

Lời giải

a) (-350) + (-296) + 50 + 96

= [(-350) + 50] + [(-296) + 96]

= (-300) + (-200) 

= -500.

b) (-3) + 5 + (-7) + 5

= [(-3) + (-7)] + [5 + 5]

= (-10) + 10 

= 0.

4. Trừ hai số nguyên

Quy tắc trừ hai số nguyên

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng số nguyên a với số đối của số nguyên b:

a – b = a + (-b).

Ví dụ 5. Tính:

a) 15 – 7;              b) 8 – 9;                c) 23 – 154;                             d) 12 – 125 – 83.

Lời giải

a) 15 – 7 = 8;

b) 8 – 9 = 8 + (-9) = - (9 – 8) = -1;

c) 23 – 154 = - ( 154 – 23) = -131;

d) 12 – 125 – 83 

= 12 + (-125) + (-83) 

= -(125 – 12) + (-83) 

= (-113) + (-83) 

= -(113 + 83) 

= - 196.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »