IMG-LOGO

Câu hỏi:

05/07/2024 84

Dựa vào hình 9.4 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo trang 141 kết hợp với kiến thức đã học, em hãy xác định và nhận xét các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất:

+ Vành đai động đất, núi lửa ở phía tây châu Mĩ.

+ Vành đai động đất, núi lửa phía đông Đại Tây Dương.

+ Vành đai động đất, núi lửa Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.

+ Vành đai động đất, núi lửa ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê-rinh qua Nhật Bản đến Phi-lip-pin.

- Nhận xét:

+ Phần lớn núi lửa nằm ở ven biển hoặc giữa đại dương.

+ Trên các đảo ven bờ của Thái Bình Dương có nhiều núi lửa nhất thế giới.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết: Chọn một lớp cấu tạo của Trái Đất và mô tả.

Xem đáp án » 04/11/2022 182

Câu 2:

Nêu vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người.

Xem đáp án » 04/11/2022 177

Câu 3:

Hãy sưu tầm thông tin về một trận động đất, từ thông tin sưu tầm được và kiến thức đã học, em hãy:

Nêu hậu quả của hiện tượng động đất

Xem đáp án » 04/11/2022 152

Câu 4:

Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết: Cấu tạo của Trái Đất bao gồm những lớp nào?

Xem đáp án » 04/11/2022 143

Câu 5:

Hãy sưu tầm thông tin về một trận động đất, từ thông tin sưu tầm được và kiến thức đã học, em hãy:

Khi đang ở trong nhà, giả sử nếu có động đất xảy ra em sẽ làm gì?

Xem đáp án » 04/11/2022 74

Câu 6:

Hai mảng kiến tạo xô vào nhau tạo nên hệ quả nào?

Xem đáp án » 04/11/2022 70

Câu 7:

Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Những mảng kiến tạo nằm ở cả phía tây và phía đông của quả Địa Cầu (trên cả kinh tuyến Tây và kinh tuyến Đông) là

Xem đáp án » 04/11/2022 69

LÝ THUYẾT

I. Cấu tạo của Trái Đất

- Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp: Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân.

- Đặc điểm của từng lớp

Lớp

Vỏ Trái Đất

Man-ti

Nhân

Độ dày

Từ 5km đến 70km.

Gần 3000km.

Trên 3000km.

Trạng thái vật chất

Rắn chắc.

Từ quánh dẻo đến rắn

Từ lỏng đến rắn.

Nhiệt độ

Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 10000C.

Khoảng từ 15000C đến 37000C.

Cao nhất khoảng 50000C.

 

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa | Chân trời sáng tạo

- Lớp vỏ Trái Đất

+ Đặc điểm: nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, không khí, nước, sinh vật,...

+ Phân loại: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa | Chân trời sáng tạo

+ Cấu tạo

 

Đặc điểm

Độ dày

Vỏ lục địa

Được cấu tạo bởi đá granit.

25 đến 70km.

Vỏ đại dương

Được cấu tạo bởi đá badan.

5 đến 10km.

II. Các mảng kiến tạo

- Các mảng kiến tạo

+ Các mảng kiến tạo: Mảng Âu - Á, Mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Mảng Phi, Mảng Bắc Mỹ, Mảng Nam Mỹ và  Mảng Nam Cực.

+ Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng nhỏ khác được đánh số. Việt Nam nằm ở mảng Âu - Á.

- Đặc điểm

+ Các địa mảng có sự di chuyển: tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

+ Các cặp mảng xô vào nhau: mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Thái

Bình Dương và mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa | Chân trời sáng tạo

III. Động đất

- Khái niệm: Là hiện tượng lớp vỏ Trái Đất rung chuyển với nhiều cường độ khác nhau và diễn ra trong thời gian ngắn.

- Nguyên nhân: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.

- Hậu quả

+ Làm đổ nhà cửa, các công trình xây dựng.

+ Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.

- Biện pháp: Dự báo động đất, di dân xa các đới đứt gãy, các khu vực có rung chấn,…

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa | Chân trời sáng tạo

IV. Núi lửa

- Khái niệm: Là hiện tượng phun trào măcma lên trên bề mặt Trái Đất.

- Nguyên nhân: Do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt.

- Các bộ phận của núi lửa: lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun, dung nham, bụi.

- Hậu quả

+ Tích cực: Tạo cảnh quan du lịch, đất giàu dinh dưỡng phát triển nông nghiệp, tạo điện nhiệt,…

+ Tiêu cực: Thiệt hại về con người, ô nhiễm môi trường, đời sống và sản xuất của con người.

- Dấu hiệu nhận biết: Mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi,...

- Biện pháp: Sơ tán dân ở khu vực gần núi lửa, gần đới đứt gãy, dự báo,…

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa | Chân trời sáng tạo