Giải VTH Địa lí 6 CTST Bài 9: Cấu tạo của Trái đất .Các mảng kiến tạo động đất và núi lửa có đáp án
Giải VTH Địa lí 6 CTST Bài 9: Cấu tạo của Trái đất .Các mảng kiến tạo động đất và núi lửa có đáp án
-
134 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Những mảng kiến tạo nằm ở cả phía tây và phía đông của quả Địa Cầu (trên cả kinh tuyến Tây và kinh tuyến Đông) là
Câu 2:
Hai mảng kiến tạo xô vào nhau tạo nên hệ quả nào?
Câu 3:
Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết: Cấu tạo của Trái Đất bao gồm những lớp nào?
Cấu tạo của Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, manti và nhân. Mỗi lớp có đặc điểm riêng về độ dày, trạng thái vật chất và nhiệt độ
Câu 4:
Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết: Chọn một lớp cấu tạo của Trái Đất và mô tả.
mô tả lớp vỏ Trái Đất.
+ Lớp vỏ Trái Đất là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, không khí, nước, sinh vật,...
+ bao gồm: vỏ lục địa và vỏ đại dương. Vỏ lục địa đa phần được cấu tạo bởi đá granit và tương đối dày (từ 25 đến 70km). Vỏ đại dương là phần cấu tạo bởi đá bazan và có độ dày mỏng hơn (từ 5 đến 10km)
Câu 5:
Nêu vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người.
Câu 6:
Dựa vào hình 9.4 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo trang 141 kết hợp với kiến thức đã học, em hãy xác định và nhận xét các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất.
Các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất:
+ Vành đai động đất, núi lửa ở phía tây châu Mĩ.
+ Vành đai động đất, núi lửa phía đông Đại Tây Dương.
+ Vành đai động đất, núi lửa Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.
+ Vành đai động đất, núi lửa ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê-rinh qua Nhật Bản đến Phi-lip-pin.
- Nhận xét:
+ Phần lớn núi lửa nằm ở ven biển hoặc giữa đại dương.
+ Trên các đảo ven bờ của Thái Bình Dương có nhiều núi lửa nhất thế giới.
Câu 7:
Hãy sưu tầm thông tin về một trận động đất, từ thông tin sưu tầm được và kiến thức đã học, em hãy:
Sưu tầm thông tin về một trận động đất: Động đất tại Nê-pan (Nepal)
- Tháng 4 năm 2015, tại Kat-man-đu (Kathmandu), Nê-pan đã xảy ra trận động đất với cường độ vào khoảng 7,8 độ richte gây ra thương vong cho gân hàng nghìn người.
- Nhân chứng sống sót mô tả, khi đang làm việc trong phòng, bỗng nhiên bàn làm việc rung lắc mạnh. Sau đó, điện tất, các thiết bị như lò vi sóng, ti vi,... rơi xuống đất vỡ tan. Thành phố đổ nát không hi vọng gì là sẽ có điện lại và nước trở nên rất quý giá.
- Các chuyên gia xác định, sự dịch chuyển của màng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a (Australia) về phía bắc là nguyên nhân của trận động đất. Sự dịch chuyển mạnh của mảng này dẫn đến va đập ở các chỗ nứt gãy và làm chấn động vùng núi Hi-ma-lay-a (Himalaya).
Hậu quả của động đất
+ Các trận động đất lớn ở vùng núi có thể gây ra hiện tượng đá lở, thậm chí tuyết lở
+ Động đất ở biển có thể gây ra sóng thần, tạo nên thảm họa kép động đất – sóng thần tàn phá các địa phương ven biển.
+ Ở những vùng đông dân cư, động đất gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Câu 8:
Hãy sưu tầm thông tin về một trận động đất, từ thông tin sưu tầm được và kiến thức đã học, em hãy:
Khi đang ở trong nhà, giả sử nếu có động đất xảy ra em sẽ làm gì?
* Sưu tầm thông tin về một trận động đất: Động đất tại Nê-pan (Nepal)
- Tháng 4 năm 2015, tại Kat-man-đu (Kathmandu), Nê-pan đã xảy ra trận động đất với cường độ vào khoảng 7,8 độ richte gây ra thương vong cho gân hàng nghìn người.
- Nhân chứng sống sót mô tả, khi đang làm việc trong phòng, bỗng nhiên bàn làm việc rung lắc mạnh. Sau đó, điện tất, các thiết bị như lò vi sóng, ti vi,... rơi xuống đất vỡ tan. Thành phố đổ nát không hi vọng gì là sẽ có điện lại và nước trở nên rất quý giá.
- Các chuyên gia xác định, sự dịch chuyển của màng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a (Australia) về phía bắc là nguyên nhân của trận động đất. Sự dịch chuyển mạnh của mảng này dẫn đến va đập ở các chỗ nứt gãy và làm chấn động vùng núi Hi-ma-lay-a (Himalaya).
Nếu đang trong nhà mà có động đất xảy ra, em sẽ:
+ Tìm vị trí trú ẩn như gầm bàn, gầm ghế hoặc góc tường, nhà để tránh đồ vật rơi xuống đầu.
+ Ngồi theo tư thế khom lưng, một tay ôm đầu gối, tay còn lại có thể che gáy, ôm đầu.
+ Sử dụng các vật dụng mềm (gối, chăn,…) để che lên gáy, bảo vệ đầu.