Nếu các thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Ấn Độ cổ đại. Em có ấn tượng với thành tựu nào nhất? Tại sao?
* Các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại:
- Tôn giáo: sáng tạo ra Phật giáo, Hin-đu giáo
- Chữ viết: dùng chữ Phạn.
- Văn học: các tác phẩm lớn là Kinh Vê-đa, sử thi Ramayana và sử thi Mahabharata
- Khoa học tự nhiên:
+ Phát minh ra hệ thống 10 chữ số.
+ Biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc để chữa bệnh
- Các công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu là: chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp San-chi.
* Em ấn tượng nhất:
- Ấn tượng nhất với công trình chùa hang A-gian ta.
- Vì:
+ Đây là một là công trình kiến trúc vô cùng kì vĩ và tinh tế. Chùa được tạo thành từ một dãy núi đá, gồm 29 hang, phủ đầy những bức vẽ, bức phù điêu kể về sự tích Đức Phật.
+ Chùa hang A-gian-ta là là minh chứng cho trình độ tư duy, thẩm mỹ; tài năng sáng tạo và sự lao động miệt mài của cư dân Ấn Độ thời cổ đại.
+ Công trình này đã được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1983.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Dựa vào sơ đồ và nội dung trong SGK, hãy thực hiện các nhiệm vụ dưới đây.
1. Ghi tên các đẳng cấp vào sơ đồ.
2. Em có nhận xét gì về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ?
Đặc điểm nổi bật trong xã hội Ấn Độ cổ đại là gì?
A. Cơ sở tôn giáo chi phối mọi hoạt động xã hội.
B. Phân chia thành các đẳng cấp.
C. Chế độ dân chủ chủ nô.
D. Chế độ phong kiến chuyên chế độc quyền.
Quan sát hình 8.1 - trang 41 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST) và thực hiện các nhiệm vụ dưới đây.
1. Kể tên các thành phố và địa danh cổ của Ấn Độ cổ đại.
2. Em có nhận xét gì về vị trí của Ấn Độ tiếp giáp 3 mặt với biển?
3. Tại sao cư dân cổ đại lại chủ yếu sinh sống ở vùng Bắc Ấn?
Tôn giáo cổ xưa nhất của Ấn Độ cổ đại là
A. Hồi giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Nho giáo.
D. Bà La Môn giáo.
Điều kiện tự nhiên của vùng nào ở Ấn Độ cổ đại thuận lợi để phát triển nông nghiệp?
A. Lưu vực sông Hằng và sông Ăn,
B. Vùng Trung Ấn.
C. Phía Bắc Ấn
D. Nam Ấn.
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông.
- Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a. Dãy Vin-di-a chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn.
- Vùng Bắc Ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng.
- Cư dân Ấn Độ sống chủ yếu ở lưu vực hai con sông. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính.
II. XÃ HỘI ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
- Người bản địa Dra-vi-đa đã xây dựng thành thị dọc hai bên bờ sông Ấn vào khoảng 2500 TCN.
- Đến khoảng 1500 TCN, người A-ry-a từ vùng Trung Á di cư vào Bắc Ấn, thống trị người Đra-vi-đa và thiết lập chế độ đẳng cấp dựa trên sự phân biệt về chủng tộc.
III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ TIÊU BIỂU
- Tôn giáo: sáng tạo ra Phật giáo, Hin-đu giáo
- Chữ viết: dùng chữ Phạn.
- Văn học: các tác phẩm lớn là Kinh Vê-đa, sử thi Ramayana và sử thi Mahabharata
- Khoa học tự nhiên:
+ Phát minh ra hệ thống 10 chữ số.
+ Biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc để chữa bệnh
- Các công trình kiến trúc và điêu khắc là: chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp San-chi.