IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch sử Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 8: Ấn Độ cổ đại có đáp án

Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 8: Ấn Độ cổ đại có đáp án

Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 8: Ấn Độ cổ đại có đáp án

  • 90 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 4:

Quan sát hình 8.1 - trang 41 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST) và thực hiện các nhiệm vụ dưới đây.

1. Kể tên các thành phố và địa danh cổ của Ấn Độ cổ đại.

2. Em có nhận xét gì về vị trí của Ấn Độ tiếp giáp 3 mặt với biển?

3. Tại sao cư dân cổ đại lại chủ yếu sinh sống ở vùng Bắc Ấn?

Xem đáp án

- Nhiệm vụ 1:

+ Tên các thành phố cổ: Ha-rap-pa, Mô-hen-giô Đa-rô; Pa-ta-li-pu-tra;…

+ Tên các địa danh cổ: San-chi; A-gian-ta;…

- Nhiệm vụ 2: Nhận xét: vị trí của Ấn Độ tiếp giáp 3 mặt với biển, giúp:

+ Thuận lợi cho quá trình giao lưu thương mại – văn hóa giữa Ấn Độ với các quốc gia/ nền văm minh khác.

+ Hạn chế sự xâm nhập, xâm lược của các tộc người bên ngoài vào Ấn Độ

- Nhiệm vụ 3: Vùng Bắc Ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất (đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa…). Trong khi đó, ở vùng Nam Ấn địa hình chủ yếu là núi, cao nguyên; khí hậu khô nóng, ít mưa… => Do đó, cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống nhiều ở vùng Bắc Ấn.


Câu 5:

Nếu các thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Ấn Độ cổ đại. Em có ấn tượng với thành tựu nào nhất? Tại sao?

Xem đáp án

* Các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại:

- Tôn giáo: sáng tạo ra Phật giáo, Hin-đu giáo

- Chữ viết: dùng chữ Phạn. 

- Văn học: các tác phẩm lớn là Kinh Vê-đa, sử thi Ramayana và sử thi Mahabharata

- Khoa học tự nhiên: 

+ Phát minh ra hệ thống 10 chữ số.

+ Biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc để chữa bệnh

- Các công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu là: chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp San-chi.

* Em ấn tượng nhất:

- Ấn tượng nhất với công trình chùa hang A-gian ta.

- Vì:

+ Đây là một là công trình kiến trúc vô cùng kì vĩ và tinh tế. Chùa được tạo thành từ một dãy núi đá, gồm 29 hang, phủ đầy những bức vẽ, bức phù điêu kể về sự tích Đức Phật.

+ Chùa hang A-gian-ta là là minh chứng cho trình độ tư duy, thẩm mỹ; tài năng sáng tạo và sự lao động miệt mài của cư dân Ấn Độ thời cổ đại.

+ Công trình này đã được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1983.


Câu 6:

Dựa vào sơ đồ và nội dung trong SGK, hãy thực hiện các nhiệm vụ dưới đây.

1. Ghi tên các đẳng cấp vào sơ đồ.

Media VietJack

2. Em có nhận xét gì về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ?

Xem đáp án

* Nhiệm vụ 1: Hoàn thành sơ đồ

 Media VietJack

* Nhiệm vụ 2: Nhận xét về chế độ đẳng cấp

Cơ sở pháp lý của chế độ đẳng cấp Vác-na là bộ luật hà khắc Manu do giai thống trị người Arya đặt ra.

Chế độ đẳng cấp Vác-na là hệ thống các quan hệ phân biệt về màu da, chủng tộc hết sức hà khắc bất công, vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền; tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội ấn Độ cổ đại.

Tuy nhiên, chế độ đẳng cấp Vác-na có vai trò nhất định trọng việc duy trì sự ổn định của xã hội Ấn Độ cổ đại, vì:

+ Chế độ đẳng cấp Vác-na được xây dựng đồng thời trên cơ sở pháp lý (bộ luật Manu) và cơ sở tôn giáo). Theo niền tin của các tín đồ Hin-đu giáo, các đẳng cấp được ra đời từ các bộ phận trên cơ thể của thần Brama => do đó, sự phân chia đẳng cấp là không thể thay đổi.

+ Do ra đời trên cơ sở pháp lý và tôn giáo nên chế độ đẳng cấp Vác-na góp phần quan trọng trong việc trấn áp sự phản kháng của các đẳng cấp dưới đối với đẳng cấp trên => xã hội Ấn Độ cổ đại duy trì được sự ổn định.

- Sự phân biệt đẳng cấp tồn tại dai dẳng trong lịch sử Ấn Độ. Cho tới ngày nay, những tàn dư của chế độ phân biệt đẳng cấp vẫn tồn tại trong lòng xã hội Ấn Độ hiện đại khiến hàng trăm triệu người Ấn Độ bị xa lánh, kì thị và ngược đãi.


Bắt đầu thi ngay