Thứ năm, 16/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

11/05/2023 66

Tại sao hệ hô hấp của người và của Chim trao đổi khí với không khí rất hiệu quả?

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Hệ hô hấp của người trao đổi khí với không khí rất hiệu quả vì:

- Người có 2 lá phổi, phổi được tạo thành từ hàng triệu phế nang tạo nên diện tích bề mặt trao đổi khí rất lớn (gấp hơn 50 lần diện tích da). Đồng thời, phế nang có hệ thống mao mạch bao quanh dày đặc → Những đặc điểm này làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí O2 và CO2 giữa máu chảy trong các mao mạch với dòng không khí ra, vào phế nang.

- Hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực và thể tích phổi (khi hít vào lồng ngực và phổi dãn rộng ra, kéo không khí từ ngoài vào phổi) → đảm bảo sự thông khí tại phổi (thông khí nhờ áp suất âm), tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí.

Hệ hô hấp của chim trao đổi khí với không khí rất hiệu quả vì:

- Mặc dù phổi của chim không có phế nang nhưng phổi của chim lại thông với hệ thống túi khí. Nhờ sự phối hợp giữa hệ thống túi khí và phổi nên khi hít vào và khi thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi theo một chiều, liên tục và không có khí cặn: Khi hít vào, không khí giàu O2 đi vào phổi và vào nhóm túi khí sau, khi thở ra không khí giàu O2 từ nhóm túi khí sau lại đi vào phổi. Ngoài ra, trong phổi của chim, chiều máu chảy trong các mao mạch máu song song và ngược chiều với dòng không khí lưu thông trong các mao mạch khí. Những đặc điểm này làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí O2 và CO2 giữa máu chảy trong các mao mạch với dòng không khí ra, vào phổi.

- Sự thông khí ở phổi chim được thực hiện nhờ hoạt động của cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân và thể tích các túi khí → đảm bảo sự thông khí tại phổi (thông khí nhờ áp suất âm), tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nghiên cứu Hình 9.4 và 9.5, cho biết tại sao hệ hô hấp của cá xương trao đổi khí với nước rất hiệu quả?

Nghiên cứu Hình 9.4 và 9.5, cho biết tại sao hệ hô hấp của cá xương trao đổi khí với nước rất hiệu quả? (ảnh 1)

Xem đáp án » 11/05/2023 127

Câu 2:

Tại sao nuôi tôm, cá với mật độ cao người ta thường dùng máy sục khí vào nước nuôi?

Xem đáp án » 11/05/2023 126

Câu 3:

Quan sát Hình 9.2, cho biết thủy tức và giun đất trao đổi khí với môi trường sống như thế nào.

Quan sát Hình 9.2, cho biết thủy tức và giun đất trao đổi khí với môi trường sống như thế nào. (ảnh 1)

Xem đáp án » 11/05/2023 111

Câu 4:

Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp và sức khỏe con người?

Xem đáp án » 11/05/2023 107

Câu 5:

Tại sao cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường?

Xem đáp án » 11/05/2023 100

Câu 6:

Vận dụng những hiểu biết về hô hấp, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ hô hấp khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.

Xem đáp án » 11/05/2023 96

Câu 7:

Quan sát Hình 9.3 và giải thích tại sao sự phân nhánh của ống khí có thể giúp côn trùng trao đổi khí rất hiệu quả, đảm bảo đủ O2 cho hoạt động bình thường cũng như các hoạt động tích cực, tiêu tốn nhiều năng lượng.

Quan sát Hình 9.3 và giải thích tại sao sự phân nhánh của ống khí có thể giúp côn trùng (ảnh 1)

Xem đáp án » 11/05/2023 95

Câu 8:

Tại sao khi nuôi ếch và giun đất, người nuôi phải giữ cho môi trường nuôi luôn ẩm ướt?

Xem đáp án » 11/05/2023 95

Câu 9:

Tham khảo Bảng 9.1 và cho biết ý nghĩa của việc: Xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viện,…) và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá.

Tham khảo Bảng 9.1 và cho biết ý nghĩa của việc: Xử phạt người hút thuốc lá (ảnh 1)

Xem đáp án » 11/05/2023 82

Câu 10:

Tại sao cá heo, cá voi sống trong nước nhưng phải thường xuyên nhô lên mặt nước để thở?

Xem đáp án » 11/05/2023 80

Câu 11:

Phân tích mối liên quan của các giai đoạn trong quá trình hô hấp.

Xem đáp án » 11/05/2023 68

Câu 12:

Tìm hiểu qua tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế,… về một số bệnh phổ biến ở đường dẫn khí và ở phổi, nguyên nhân gây bệnh, biện pháp phòng tránh các bệnh đó, sau đó kẻ và hoàn thành bảng trong vở theo mẫu dưới đây:

Tìm hiểu qua tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế,… về một số bệnh phổ biến ở đường (ảnh 1)

Xem đáp án » 11/05/2023 62

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »