Thứ năm, 16/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

11/05/2023 62

Tìm hiểu qua tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế,… về một số bệnh phổ biến ở đường dẫn khí và ở phổi, nguyên nhân gây bệnh, biện pháp phòng tránh các bệnh đó, sau đó kẻ và hoàn thành bảng trong vở theo mẫu dưới đây:

Tìm hiểu qua tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế,… về một số bệnh phổ biến ở đường (ảnh 1)

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Một số bệnh phổ biến ở đường dẫn khí và ở phổi:

Tên bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Biện pháp phòng tránh

1. Viêm đường hô hấp cấp do virus

Do nhiều loại virus gây nên như virus SARS-CoV-2, virus MERS-CoV, Rhinovirus, Adenovirus,…

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh viêm đường hô hấp cấp; rửa tay thường xuyên với nước rửa tay khô hoặc xà phòng; súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt mũi miệng; báo ngay cho cơ quan y tế nếu có triệu chứng;…

2. Viêm mũi

Viêm mũi cấp tính thường là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc dị ứng,… Viêm mũi mạn tính thường đi kèm với các bệnh lí viêm xoang – họng mạn tính.

Đối với viêm mũi dị ứng, tìm cách hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với viêm mũi không dị ứng, cần tránh xa tác nhân gây bệnh, không lạm dụng thuốc thông mũi, vệ sinh mũi đúng cách,…

3. Viêm họng cấp

Có thể do các loại virus hoặc các chủng vi khuẩn gây ra nhưng virus là nguyên nhân thường xuyên hơn.

Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; tránh tụ tập nơi đông người; tránh tiếp xúc với người bệnh; giữ ấm cơ thể tránh uống nước đá, hút thuốc, uống rượu gây kích ứng niêm mạc họng; xúc miệng bằng nước muối;…

4. Viêm phế quản cấp

Thường là do virus, bệnh còn có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi như khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí.

Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích, hóa chất gây hại, khói bụi; giữ ấm cơ thể; duy trì thói quen mang khẩu trang; tăng cường sức đề kháng cá nhân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lí và thể dục thể thao thường xuyên; điều trị các bệnh lí nhiễm trùng tai, mũi, họng triệt để; tiêm phòng vaccine cúm;…

5. Viêm phổi

Có nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi, nhưng thường do vi khuẩn, virus và nấm.

Tiêm phòng; tăng cường vệ sinh cá nhân như thường xuyên vệ sinh tay, đeo khẩu trang, súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn; không hút thuốc lá; tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh;…

6. Lao phổi

Xảy ra khi vi khuẩn lao tấn công chủ yếu vào phổi.

Tiêm vaccine phòng lao; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao; thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng; đeo khẩu trang thường xuyên;…

7. Ung thư phổi

Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh ung thư phổi và tỉ  lệ này sẽ gia tăng nếu người đó gặp phải các yếu tố sau: hút thuốc lá, tiếp xúc với các khí độc, xạ trị.

Không hút thuốc lá và hút thuốc thụ động; giảm lượng radon trong nhà bằng cách tăng cường thông gió, sử dụng máy lọc không khí,…; phòng chống phơi nhiễm phóng xạ; phòng chống ô nhiễm không khí; tăng cường đề kháng bằng cách ăn uống lành mạnh, tăng cường tập luyện thể dục thể thao; tầm soát ung thư định kì để được can thiệp sớm, giảm nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bản thân;…

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nghiên cứu Hình 9.4 và 9.5, cho biết tại sao hệ hô hấp của cá xương trao đổi khí với nước rất hiệu quả?

Nghiên cứu Hình 9.4 và 9.5, cho biết tại sao hệ hô hấp của cá xương trao đổi khí với nước rất hiệu quả? (ảnh 1)

Xem đáp án » 11/05/2023 127

Câu 2:

Tại sao nuôi tôm, cá với mật độ cao người ta thường dùng máy sục khí vào nước nuôi?

Xem đáp án » 11/05/2023 125

Câu 3:

Quan sát Hình 9.2, cho biết thủy tức và giun đất trao đổi khí với môi trường sống như thế nào.

Quan sát Hình 9.2, cho biết thủy tức và giun đất trao đổi khí với môi trường sống như thế nào. (ảnh 1)

Xem đáp án » 11/05/2023 110

Câu 4:

Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp và sức khỏe con người?

Xem đáp án » 11/05/2023 106

Câu 5:

Tại sao cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường?

Xem đáp án » 11/05/2023 100

Câu 6:

Vận dụng những hiểu biết về hô hấp, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ hô hấp khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.

Xem đáp án » 11/05/2023 96

Câu 7:

Tại sao khi nuôi ếch và giun đất, người nuôi phải giữ cho môi trường nuôi luôn ẩm ướt?

Xem đáp án » 11/05/2023 95

Câu 8:

Quan sát Hình 9.3 và giải thích tại sao sự phân nhánh của ống khí có thể giúp côn trùng trao đổi khí rất hiệu quả, đảm bảo đủ O2 cho hoạt động bình thường cũng như các hoạt động tích cực, tiêu tốn nhiều năng lượng.

Quan sát Hình 9.3 và giải thích tại sao sự phân nhánh của ống khí có thể giúp côn trùng (ảnh 1)

Xem đáp án » 11/05/2023 94

Câu 9:

Tham khảo Bảng 9.1 và cho biết ý nghĩa của việc: Xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viện,…) và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá.

Tham khảo Bảng 9.1 và cho biết ý nghĩa của việc: Xử phạt người hút thuốc lá (ảnh 1)

Xem đáp án » 11/05/2023 82

Câu 10:

Tại sao cá heo, cá voi sống trong nước nhưng phải thường xuyên nhô lên mặt nước để thở?

Xem đáp án » 11/05/2023 80

Câu 11:

Phân tích mối liên quan của các giai đoạn trong quá trình hô hấp.

Xem đáp án » 11/05/2023 68

Câu 12:

Tại sao hệ hô hấp của người và của Chim trao đổi khí với không khí rất hiệu quả?

Xem đáp án » 11/05/2023 65

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »