IMG-LOGO

Câu hỏi:

06/01/2022 774

Hòa tan 12,6 gam natri sunfit vào dung dịch axit clohiđric dư. Thể tích khí SO2 thu được ở đktc là

A. 2,24 lít

Đáp án chính xác

B. 3,36 lit

C. 1,12 lít

D. 4,48 lít

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?

Xem đáp án » 06/01/2022 1,038

Câu 2:

Oxit được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm là

Xem đáp án » 06/01/2022 729

Câu 3:

Vôi sống có công thức hóa học là

Xem đáp án » 06/01/2022 538

Câu 4:

Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?

Xem đáp án » 06/01/2022 514

Câu 5:

SO2

Xem đáp án » 06/01/2022 460

Câu 6:

Canxi oxit là một

Xem đáp án » 06/01/2022 447

Câu 7:

Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?

Xem đáp án » 06/01/2022 372

Câu 8:

Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là

Xem đáp án » 06/01/2022 363

Câu 9:

Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit ?

Xem đáp án » 06/01/2022 312

Câu 10:

Hòa tan hết 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6% . Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là

Xem đáp án » 06/01/2022 312

Câu 11:

Chất nào sau đây được dùng để sản xuất vôi sống

Xem đáp án » 06/01/2022 302

Câu 12:

Có thể dùng CaO để làm khô khí nào trong các khí dưới đây:

Xem đáp án » 06/01/2022 291

Câu 13:

Có 2 chất bột trắng CaO và Al2O3  thuốc thử để phân biệt được 2 chất bột là

Xem đáp án » 06/01/2022 262

Câu 14:

Oxit vừa tan trong nước, vừa được dùng để hút ẩm là:

Xem đáp án » 06/01/2022 251

Câu 15:

Chất nào sau đây không được dùng để làm khô khí CO2?

Xem đáp án » 06/01/2022 249

LÝ THUYẾT

I. Canxi oxit

- Công thức hóa học là CaO, tên thông thường là vôi sống, là chất rắn, màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ rất cao (khoảng 2585°C).

Bài 2: Một số oxit quan trọng (ảnh 1)

                  Hình 1: Vôi sống

1. Tính chất hóa học

CaO có đầy đủ tính chất hóa học của oxit bazơ.

a) Tác dụng với nước:

CaO (r)  +  H2O (l)  → Ca(OH)2 (r)

Phản ứng của CaO với nước gọi là phản ứng tôi vôi, phản ứng này tỏa nhiều nhiệt.

Chất Ca(OH)2tạo thành gọi là vôi tôi, là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ còn gọi là nước vôi trong.

Bài 2: Một số oxit quan trọng (ảnh 1)

Hình 2: CaO tác dụng với nước

CaO có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.

b) Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ: CaO tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl, phản ứng tỏa nhiều nhiệt, sinh ra canxi clorua CaCl2 tan trong nước.

Bài 2: Một số oxit quan trọng (ảnh 1)

              Hình 3: CaO tác dụng với HCl

Phương trình hóa học:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Nhờ tính chất này, CaO được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lý nước thải của nhiều nhà máy hóa chất, …

c) Tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

Ví dụ: Để một mẩu nhỏ CaO trong không khí ở nhiệt độ thường, CaO hấp thụ khí CO2 để tạo thành canxi cacbonat CaCO3.

Phương trình hóa học:

CaO(r) + CO2 (k) t0  CaCO3 (r)

Vì vậy CaO sẽ giảm chất lượng nếu lưu giữ lâu ngày trong tự nhiên.

2. Ứng dụng của canxi oxit

CaO có những ứng dụng chủ yếu sau đây:

- Phần lớn canxi oxit được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.

- Ngoài ra, canxi oxit còn được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường,…

- Canxi oxit có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.

Bài 2: Một số oxit quan trọng (ảnh 1)

                              Hình 4: Một số ứng dụng của canxi oxit

3. Sản xuất canxi oxit trong công nghiệp

Nguyên liệu để sản xuất canxi oxit là đá vôi (chứa CaCO3). Chất đốt là than đá, củi, dầu, khí tự nhiên,…

Các phản ứng hóa học xảy ra khi nung đá vôi:

- Than cháy sinh ra khí CO2 và tỏa nhiều nhiệt: 

C (r) + O2 (k)  t0 CO2 (k)

- Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi ở khoảng trên 900°C:

 CaCO3 (r) t0  CaO (r) + CO2 (k)

Bài 2: Một số oxit quan trọng (ảnh 1)           

                                        Hình 5: Sơ đồ lò nung vôi

II. LƯU HUỲNH ĐIOXIT

 - Công thức hóa học là SO2, tên gọi khác là khí sunfurơ.

1. Tính chất vật lí

Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp…), nặng hơn không khí.

2. Tính chất hóa học

Lưu huỳnh đioxit có đầy đủ tính chất hóa học của oxit axit.

a) Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit:

SO2 + H2O → H2SO3 (axit sunfurơ)

Bài 2: Một số oxit quan trọng (ảnh 1)

Hình 6: Khí SO2 tác dụng với nước

SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong các nguyên nhân gây ra mưa axit.

b) Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước:

Ví dụ: Dẫn khí SO2 vào cốc đựng Ca(OH)2 thấy xuất hiện kết tủa trắng. Đó là muối CaSO3 không tan.

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO2 ↓ + H2O

Khi SO2 dư sẽ tiếp tục có phản ứng sau:

SO2 (dư) + H2O + CaSO3 ↓ → Ca(HSO3)2

Bài 2: Một số oxit quan trọng (ảnh 1)

Hình 7: Khí SO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2

Như vậy khi cho SO2 tác dụng với dung dịch bazơ tùy theo tỉ lệ về số mol mà sản phẩm thu được là muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp cả hai muối.

c) Tác dụng với oxit bazơ (tan) tạo thành muối:

Lưu huỳnh đioxit tác dụng với oxit bazơ như Na2O, CaO … tạo thành muối sunfit.

Ví dụ:

Bài 2: Một số oxit quan trọng (ảnh 1)

3. Ứng dụng của lưu huỳnh đioxit

- Phần lớn SO2 dùng để sản xuất axit sunfuric (H2SO4).

- Ngoài ra, SO2 còn dùng để làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy, dùng làm chất diệt nấm mốc,…

Bài 2: Một số oxit quan trọng (ảnh 1)

Hình 8: Một số ứng dụng của lưu huỳnh đioxit

4. Điều chế lưu huỳnh đioxit

a) Trong phòng thí nghiệm: Cho muối sunfit tác dụng với axit mạnh như HCl, H2SO4.

Ví dụ:

Na2SO3 + H2SO4Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O

Khí SO2 được thu bằng phương pháp đẩy không khí.

Bài 2: Một số oxit quan trọng (ảnh 1)

Hình 9: Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm

b) Trong công nghiệp: Đốt lưu huỳnh hoặc quặng pirit sắt (FeS2) trong không khí.

Ví dụ:

Bài 2: Một số oxit quan trọng (ảnh 1)

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »