Thứ bảy, 21/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Hóa học Giải SGK Hóa học 9 Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giải SGK Hóa học 9 Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 25: Tính chất của phi kim

  • 4476 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Viết các phương trình hóa học của S, C, Cu, Zn vơí khí O2. Cho biết các oxit tạo thành thuộc loại nào. Vết công thức các axit hoặc bazơ tương ứng với mỗi oxit đó.

Xem đáp án

Phương trình hóa học:

a) S + O2 → SO2 (to)

b) C + O2 → CO2

c) 2Cu + O2 → 2CuO

d) 2Zn + O2 → 2ZnO

Oxit tạo thành là oxit axit:

SO2 axit tương ứng là H2SO3.

CO2 axit tương ứng là H2CO3.

Oxit tạo thành là oxit bazơ :

CuO bazơ tương ứng là Cu(OH)2.

ZnO là oxit lưỡng tính; bazơ tương ứng là Zn(OH)2, axit tương ứng: H2ZnO2


Câu 3:

Viết phương trình hóa học khi cho hiđro phản ứng với:

a) clo.

b) lưu huỳnh.

c) brom.

Cho biết trạng thái các chất tạo thành.

Xem đáp án

Phương trình hóa học:

a) H2 (k) + Cl2 (k) → 2HCl(k) (HCl ở trạng thái khí, không màu) 

b) S + H2 (k) → H2S (k) (H2S ở trạng thái khí, không màu, có mùi trứng thối)

c) H2 + Br→ 2HBr(to) (HBr ở trạng thái khí, không màu)


Câu 6:

Nung hỗn hợp gồm 5,6g sắt và 1,6g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B.

a) Hãy viết các phương trình hóa học.

b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.

Xem đáp án

nFe = 0,1 mol; nS = 0,05 mol

a) Phương trình phản ứng:

Fe + S → FeS (1)

Theo pt: nFe pư = nS = 0,05 mol ⇒ nFe dư = 0,1 – 0,05 = 0,05mol

nFeS = nS = 0,05 mol

Nên hỗn hợp chất rắn A có Fe dư và FeS

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑ (2)

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑ (3)

b) Dựa vào phương trình phản ứng (2) và (3), ta có:

nHCl = 2.nFe + 2.nFeS = 2. 0,05 + 2. 0,05 = 0,2 mol

VHCl = 0,2 /1 = 0,2 lít.


Câu 7:

Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

Xem đáp án

Đáp án: D


Câu 8:

Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường

Xem đáp án

Đáp án: C


Câu 9:

Dãy gồm các nguyên tố phi kim là

Xem đáp án

Đáp án: B


Câu 11:

Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit

Xem đáp án

Đáp án: A

Chú ý: Cl2 và Br2 không tác dụng trực tiếp với oxi.


Câu 12:

Dãy phi kim tác dụng được với nhau là

Xem đáp án

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 25 (có đáp án): Tính chất của phi kim


Câu 13:

Độ tan của chất khí tăng nếu

Xem đáp án

Đáp án: C


Câu 15:

Dãy các chất tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí là

Xem đáp án

Đáp án: A

Các phi kim như C, S, Cl2, Br2 … tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí.


Câu 16:

Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 3,36 lít O2 (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án: B

Số mol O2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol

Phương trình hóa học:

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 25 (có đáp án): Tính chất của phi kim

Gọi số mol oxi tham gia phản ứng (1) là x mol

→ số mol oxi tham gia phản ứng (2) là (0,15 – x) mol

Theo (1) ta có: nC = nO2 (1) = x mol

Theo (2) ta có: nS = nO2 (2) = (0,15 – x) mol

Theo bài ra khối lượng hỗn hợp C và S là 2,8 gam

→ 12x + 32(0,15 – x) = 2,8

⇔ 20x = 2 ⇔ x = 0,1 mol

Vậy khối lượng C là 12.x = 12.0,1 = 1,2 gam; khối lượng S là 2,8 – 1,2 = 1,6 gam.


Bắt đầu thi ngay