Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất)
-
3861 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
a/Viết CTCT đầy đủ của các chất có công thức phân tử là C2H6O
b/ Có bao nhiêu gam rượu etylic trong 500 mililit rượu 32o, Drượu = 0,8 g/ml
Lời giải
a/ CTCT đầy đủ của các chất có công thức phân tử là C2H6O
\(\begin{array}{l}{\rm{ H H}}\\H - \mathop C\limits_{\left| {} \right.}^{\left| {} \right.} - \mathop C\limits_{\left| {} \right.}^{\left| {} \right.} - OH\\{\rm{ H H}}\end{array}\)\(\) \(\begin{array}{l}{\rm{ H H}}\\H - \mathop C\limits_{\left| {} \right.}^{\left| {} \right.} - O - \mathop C\limits_{\left| {} \right.}^{\left| {} \right.} - H\\{\rm{ H H}}\end{array}\)
(rượu etylic)(đimetyl ete)
b/ Công thức tính độ rượu là:
Do= \(\frac{{{V_R}}}{{{V_{{\rm{dd}}R}}}}.100\) ⇒ 32 = \(\frac{{{V_R}}}{{500}}.100\)
⇒ VR= 160 ml
Ta có: mR= VR.DR= 160.0,8 = 128 gam.
Câu 2:
Hoàn thành các PTHH, ghi rõ điều kiện nếu có
1. 2C4H10 + 13O2
2. nCH2=CH2
3. CaC2 + 2H2O →
4. (C17H35COO)3C3H5+ 3KOH →
1. 2C4H10 + 13O28CO2 + 10H2O
2. nCH2=CH2(-CH2– CH2-)n
3. CaC2 + 2H2O → C2H2↑ + Ca(OH)2
4. (C17H35COO)3C3H5+ 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
Câu 3:
Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học: Benzen, axit axetic, rượu etylic
- Đánh số thứ tự từng lọ hóa chất, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.
- Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử.
+ Quỳ hoá đỏ: axit axetic.
+ Quỳ không đổi màu: benzen, rượu etylic (nhóm I)
- Các chất ở nhóm I đem hoà tan vào nước.
+ Chất tan trong nước là: rượu eylic
+ Chất không tan, nổi lên trên nước là: benzen.
Câu 4:
Nêu hiện tượng và viết PTHH khi nhỏ dd axit axetic (CH3COOH) vào ống nghiệm đựng đá vôi (CaCO3)
+ Hiện tượng: Có khí CO2thoát ra.
+ Phương trình hóa học:
2CH3COOH + CaCO3→ (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O
Câu 5:
Lên men x gam glucozơ (C6H12O6) người ta thu được 2,3 gam rượu etylic (C2H5OH). Tìm giá trị của x, biết hiệu suất quá trình lên men là 75%.
Số mol C2H5OH là: \({n_{{C_2}{H_5}OH}} = \frac{{2,3}}{{46}}\)= 0,05 mol
Phương trình phản ứng:
C6H12O62C2H5OH + 2CO2
Theo phương trình phản ứng ta có:
nglucozơ= \(\frac{{{n_{{C_2}{H_5}OH}}}}{2}\) mà H = 75%
Suy ra nglucozơ= \(\frac{{1.100.0,05}}{{2.75}}\)= \(\frac{1}{{30}}\) mol
Vậy x = mglucozơ= \(\frac{1}{{30}}\).180 = 6 gam.
5.2. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam magie (Mg) vào dd axit axetic (CH3COOH) 0,2M
1/ Viết PTHH
2/ Tính thể tích khí hiđro (ở đktc) thu được sau phản ứng?
3/ Cần dùng bao nhiêu mililit dd axit axetic cho phản ứng trên?
4/ Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?
1/ Phương trình hóa học:
Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2
2/ Số mol của Mg là: nMg= \(\frac{{2,4}}{{24}}\) = 0,1 mol
Phương trình phản ứng:
\[\begin{array}{l}Mg{\rm{ }} + {\rm{ }}2C{H_3}COOH{\rm{ }} \to {\rm{ }}{\left( {C{H_3}COO} \right)_2}Mg{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}\\0,1{\rm{ 0,1 mol}}\end{array}\]
Có \({n_{{H_2}}}\)= 0,1 mol
Vậy thể tích khí hiđro (ở đktc) thu được sau phản ứng là:
\({V_{{H_2}}}\)= 0,1.22,4 = 2,24 lít.
3/ Phương trình phản ứng:
\[\begin{array}{l}Mg{\rm{ }} + {\rm{ }}2C{H_3}COOH{\rm{ }} \to {\rm{ }}{\left( {C{H_3}COO} \right)_2}Mg{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}\\0,1{\rm{ 0,2 mol}}\end{array}\]
Theo phương trình phản ứng ta có: \({n_{C{H_3}{\rm{COOH}}}}\) = 0,2 mol
Ta có: CM= \(\frac{n}{V}\) suy ra V = \(\frac{n}{{{C_M}}} = \frac{{0,2}}{{0,2}}\) = 1M
4/ Phương trình phản ứng:
\[\begin{array}{l}Mg{\rm{ }} + {\rm{ }}2C{H_3}COOH{\rm{ }} \to {\rm{ }}{\left( {C{H_3}COO} \right)_2}Mg{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}\\0,1{\rm{ 0,1 mol}}\end{array}\]
Theo phương trình phản ứng ta có: \({n_{{{(C{H_3}{\rm{COO)}}}_2}Mg}}\)= 0,1 mol
Vậy \({m_{{{(C{H_3}{\rm{COO)}}}_2}Mg}}\)= 0,1.142 = 14,2 gam.
Câu 6:
Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam magie (Mg) vào dd axit axetic (CH3COOH) 0,2M
1/ Viết PTHH
2/ Tính thể tích khí hiđro (ở đktc) thu được sau phản ứng?
3/ Cần dùng bao nhiêu mililit dd axit axetic cho phản ứng trên?
4/ Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?
1/ Phương trình hóa học:
Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2
2/ Số mol của Mg là: nMg = = 0,1 mol
Phương trình phản ứng:
Có = 0,1 mol
Vậy thể tích khí hiđro (ở đktc) thu được sau phản ứng là:
= 0,1.22,4 = 2,24 lít.
3/ Phương trình phản ứng:
Theo phương trình phản ứng ta có: = 0,2 mol
Ta có: CM = suy ra V = = 1M
4/ Phương trình phản ứng:
Theo phương trình phản ứng ta có: = 0,1 mol
Vậy = 0,1.142 = 14,2 gam.