Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

20/07/2024 2,682

Chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau 

A. Đường thẳng đi qua hai đáy của hình thang là trục đối xứng của hình thang đó. 

B. Đương thẳng đi qua hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân. 

C. Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó. 

Đáp án chính xác

D. Cả A, B, C đều sai. 

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Định lí: Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang đó.

Chọn đáp án C.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho đoạn thẳng AB có độ dài là 3cm và đường thẳng d, đoạn thẳng A'B' đối xứng với AB qua d, khi đó độ dài của A'B' là ? 

Xem đáp án » 13/03/2022 10,759

Câu 2:

Tam giác ABC đối xứng với tam giác A'B'C' qua đường thẳng d, biết chu vi của tam giác ABC là 48cm thì chu vi của tam giác A'B'C' là ? 

Xem đáp án » 13/03/2022 4,352

LÝ THUYẾT

1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng

Hai điểm được gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

Quy ước: Nếu điểm B nằm trên đường thẳng d thì điểm đối xứng của B qua đường thẳng d cũng chính là điểm B.

                                       

Ví dụ: Nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng AA’ thì hai điểm A và A’ đối xứng với nhau qua đường thẳng d.

                                                 

2. Hai hình đối xứng qua đường thẳng

Định nghĩa: Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại.

Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hai hình đó.

Ví dụ: Cho đường thẳng d và đoạn thẳng AB.

                                            

- Vẽ điểm A’ đối xứng với A qua d. 

- Vẽ điểm B’ đối xứng với B qua d. 

- Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB, vẽ điểm C’ đối xứng với C qua d. 

Khi lấy đối xứng ta được hình vẽ sau:

                                              

3. Hình có trục đối xứng

Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H.

Ta nói rằng hình H có trục đối xứng.

Ví dụ: Chữ cái in hoa A có một trục đối xứng d (đường nét đứt). Điểm đối xứng của mỗi điểm thuộc chữ in hoa A qua trục đối xứng d đều thuộc chữ cái in hoa A.

                                                     

Định lí: Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang đó.

Ví dụ: Cho hình thang cân ABCD có H và K lần lượt là trung điểm của AB và CD.

                                               

Khi đó, đường thẳng HK là trục đối xứng của hình thang cân ABCD.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »