Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 6,868

Hãy chọn câu sai:

A. Hình bình hành có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo

B. Đường tròn có tâm đối xứng chính là tâm của đường tròn

C. Hình thang có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo

Đáp án chính xác

D. Hình vuông có tâm đối xứng là giao điểm hai đường chéo

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

+ Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó nên A đúng

+ Đường tròn là hình có hình có tâm đối xứng là tâm của đường tròn nên B đúng.

+ Giao điểm hai đường chéo của hình vuông là tâm đối xứng của hình vuông đó nên D đúng.

+ Hình thang không có tâm đối xứng nên C sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Hai điểm M, N gọi là đối xứng nhau qua điểm I nếu …

Xem đáp án » 13/03/2022 5,858

Câu 2:

Hình bình hành ABCD có tâm đối xứng là:

Xem đáp án » 13/03/2022 2,204

Câu 3:

Hãy chọn câu sai:

Xem đáp án » 13/03/2022 1,705

Câu 4:

Cho hình bình hành ABEF. Gọi O là giao điểm của AE và BF. Trong các khẳng định sau:

  1. E và A đối xứng nhau qua O
  2. B và F đối xứng nhau qua O
  3. E và F đối xứng nhau qua O
  4. AB và EF đối xứng nhau qua O.

Có bao nhiêu khẳng định đúng?

Xem đáp án » 13/03/2022 1,164

LÝ THUYẾT

1. Hai điểm đối xứng qua một điểm

Định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

Ví dụ:

                                   

Hai điểm A và A’ gọi là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O.

Quy ước: Điểm đối xứng với điểm O qua điểm O cũng là điểm O.

2. Hai hình đối xứng qua một điểm

Định nghĩa: Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại.

Ví dụ:

                               

Các điểm A’, B’, C’ lần lượt đối xứng với các điểm A, B, C qua O.

Khi đó, điểm O gọi là tâm đối xứng của tam giác ABC và tam giác A’B’C’.

3. Hình có tâm đối xứng

Định nghĩa: Điểm O gọi là tâm đối xứng qua hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm O cũng thuộc hình H.

Ví dụ:

                                               

Chữ cái in hoa S có tâm đối xứng O (như hình vẽ).

Điểm đối xứng của mỗi điểm thuộc chữ in hoa S qua tâm đối xứng O đều thuộc chữ cái in hoa S.

Định lí: Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.

Ví dụ: Hình bình hành ABCD, hai đường AC và BD cắt nhau tại điểm O.

Khi đó, O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD.

                                               

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »