IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 291

 Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4} và tập hợp B = {3; 4; 5}. Tập hợp C gồm các phần tử thuộc tập A nhưng không thuộc tập hợp B là?

A.C = {5}     

B.C = {1; 2; 5}     

C.C = {1; 2}     

Đáp án chính xác

D.C = {2; 4}

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Các phần tử thuộc tập hợp A mà không thuộc tập hợp B là 1; 2

Nên tập hợp cần tìm là C = {1; 2}.

Chọn đáp án C.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

 Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10.

Xem đáp án » 17/03/2022 669

Câu 2:

 Viết tập hợp P các chữ cái tiếng Việt trong cụm từ: “HỌC SINH”.

Xem đáp án » 17/03/2022 366

Câu 3:

Cho hình vẽ

Cho hình vẽ Tập hợp K là:D. K = {1, 2, 3, a, b} (ảnh 1)

Tập hợp K là:

Xem đáp án » 17/03/2022 356

Câu 4:

 Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4} và tập hợp B = {3; 4; 5}. Tập hợp D gồm các phần tử vừa thuộc tập A vừa thuộc tập hợp B là?

Xem đáp án » 17/03/2022 262

LÝ THUYẾT

1. Tập hợp

Tập hợp là khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và cuộc sống. Ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ.

Ví dụ:

   + Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn.

   + Tập hợp học sinh lớp 6A.

   + Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 7.

   + Tập hợp các số trên mặt đồng hồ trong hình dưới

 Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

2. Kí hiệu và cách viết tập hợp

Tên tập hợp được viết bằng chữ cái in hoa như: A, B, C,…

Ví dụ: 

+ Tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5

Ta viết: A = {0; 1; 2; 3; 4}

Các số 0; 1; 2; 3; 4 được gọi là các phần tử của tập hợp A.

+ Tập hợp B = {bóng rổ; bóng đá; cầu lông; bóng bàn}

Các phần của tập hợp B là: bóng rổ, bóng đá, cầu lông, bóng bàn.

Chú ý: 

• Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu ";".

• Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Chẳng hạn, với tập A ở trên, ta có thể viết như sau:

A = {2; 3; 1; 4; 0}

3. Phần tử thuộc tập hợp

Kí hiệu: ∈ (thuộc) và ∉ (không thuộc)

Ví dụ: Cho tập hợp B = {2; 3; 5; 6}

- Các số 2; 3; 5; 6 là các phần tử của tập hợp B, ta nói 

+ Phần tử 2 (số 2) thuộc tập hợp B, viết là 2 ∈ B

+ Phần tử 3 (số 3) thuộc tập hợp B, viết là 3 ∈ B

+ Phần tử 5 (số 5) thuộc tập hợp B, viết là 5 ∈ B

+ Phần tử 6 (số 6) thuộc tập hợp B, viết là 6 ∈ B

- Ta thấy số 4 không là phần tử của tập hợp B, ta viết 4 ∉ B, đọc là 4 không thuộc B.

4. Cách cho tập hợp

 Có hai cách cho một tập hợp

4.1 Liệt kê các phần tử của tập hợp.

Ví dụ: Quan sát các số được cho ở hình dưới:

Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Gọi A là tập hợp các số đó. 

Các phần tử của tập hợp A là: 0; 1; 2; 3; 4

Ta viết: A ={0; 1; 2; 3; 4} .

4.2 Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Ví dụ:Các phần tử của tập hợp A ở trên đều là các số tự nhiên nhỏ hơn 5. Ta có thể viết:

 A = {x| x là số tự nhiên nhỏ hơn 5}.

4.3 Chú ý:

• Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu ";".

• Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

• Ngoài ra ta còn minh họa tập hợp bằng một vòng tròn kín, mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bằng 1 dấu chấm bên trong vòng tròn kín đó, còn phần tử không thuộc tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm bên ngoài vòng kín. Cách minh họa tập hợp như trên gọi là biểu đồ Ven (Venn). 

Ví dụ: Tập hợp B trong hình vẽ là B = {a; b; c; d}; e ∉ B 

Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »