Thời gian học buổi sáng ở trường của Minh bắt đầu từ 8 giờ. Hôm nay, thứ Năm lớp Minh học 4 tiết, mỗi tiết dài 45 phút. Hỏi Minh tan học buổi sáng thứ Năm lúc mấy giờ, biết rằng, sau mỗi tiết học thì được nghỉ giải lao 5 phút, riêng sau tiết học thứ 2 được nghỉ giải lao 10 phút.
Mỗi tiết học dài 45 phút, nên tổng số thời gian để học hết 4 tiết là:
45 + 45 + 45 + 45 = 180 (phút)
Vì buổi sáng học 4 tiết, nên sẽ có 3 khoảng thời gian nghỉ giải lao:
Từ tiết 1 sang tiết 2 nghỉ giải lao 5 phút
Từ tiết 2 sang tiết 3 nghỉ giải lao 10 phút (sau tiết thứ 2)
Từ tiết 3 sang tiết 4 nghỉ giải lao 5 phút
Do đó tổng số thời gian nghỉ giải lao là:
5 + 10 + 5 = 20 (phút)
Tổng số thời gian học hết 4 tiết và nghỉ giải lao trong sáng thứ Năm là:
180 + 20 = 200 (phút)
Đổi: 200 phút = 3 giờ 20 phút
Vì thời gian học buổi sáng bắt đầu từ 8 giờ nên thời gian kết thúc học buổi sáng thứ Năm ở trường Minh là:
8 giờ + 3 giờ 20 phút = 11 giờ 20 phút.
Chọn đáp án C.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Chữ số thích hợp điền vào dấu ? để được phép tính đúng là:
I. Phép cộng
1. Phép cộng hai số tự nhiên
a + b = c
(số hạng) + (số hạng) = (tổng)
Ví dụ: 3 + 2 = 5; 10 + 24 = 34
2. Tính chất của phép cộng các số tự nhiên
+ Phép cộng các số tự nhiên có các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.
Tính chất |
Phát biểu |
Kí hiệu |
Giao hoán |
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. |
a + b = b + a |
Kết hợp
|
Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. |
(a + b) + c = a + (b + c) |
Cộng với số 0 |
Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó. |
a + 0 = 0 + a = a |
+ Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a + b + c có thể được tính theo một trong hai cách sau: a + b + c = (a + b) + c hoặc a + b + c = a + (b + c).
Ví dụ: Tính: 65 + 97 + 35
Lời giải:
65 + 97 + 35
= 65 + 35 + 97 (tính chất giao hoán)
= (65 + 35) + 97 (tính chất kết hợp)
= 100 + 97
= 197
II. Phép trừ
1. Phép trừ hai số tự nhiên
a – b = c (a # b)
(số bị trừ) – (số trừ) = (hiệu)
Ví dụ: 12 – 7 = 5; 23 – 3 = 20
2. Lưu ý
+ Nếu a – b = c thì a = b + c và b = a – c.
+ Nếu a + b = c thì a = c – b và b = c – a.
Ví dụ: Tìm số tự nhiên x, biết: 125 + (237 – x) = 257.
Lời giải:
125 + (237 – x) = 257
237 – x = 257 – 125
237 – x = 132
x = 237 – 132
x = 105
Vậy x = 105.