IMG-LOGO

Câu hỏi:

15/07/2024 205

Không tính giá trị cụ thể, hãy so sánh A = 1 987 657 . 1 987 655 và B = 1 987 656 . 1 987 656.

A.A >B     

B.A < B     

Đáp án chính xác

C.A ≤ B     

D.A = B

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Ta có:

A = 1 987 657 . 1 987 655

= (1 987 656 + 1) . 1 987 655

= 1 987 656 . 1 987 655 + 1 987 655

B = 1 987 656 . 1 987 656

= 1 987 656 . (1 987 655 + 1)

= 1 987 656 . 1 987 655 + 1 987 656

Vì 1 987 655 < 1 987 656

Nên 1 987 656 . 1 987 655 + 1 987 655 < 1 987 656 . 1 987 655 + 1 987 656

Khi đó A < B.

Chọn đáp án B.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Kết quả của phép tính 879 . 2a + 879 . 5a + 879 . 3a là

Xem đáp án » 17/03/2022 637

Câu 2:

Một hình chữ nhật có chiều dài bằng 15 cm, diện tích bằng a cm2. Tính chiều rộng của hình chữ nhật này (là một số tự nhiên) nếu biết a là một số tự nhiên từ 126 đến 137.

Xem đáp án » 17/03/2022 424

Câu 3:

Tính nhanh 125 . 1 975 . 4 . 8 . 25?

Xem đáp án » 17/03/2022 373

Câu 4:

Một quyển vở kẻ ngang 200 trang có giá 18 000 đồng. Với 400 000 đồng, bạn có thể mua được nhiều nhất bao nhiêu quyển vở loại này?

Xem đáp án » 17/03/2022 194

LÝ THUYẾT

I. Phép nhân 

1. Phép nhân hai số tự nhiên

a x b = c 

(thừa số) x (thừa số) = (tích)

Ví dụ: 5 x 2 = 10; 20 x 3 = 60 

Quy ước: 

+ Trong một tích, ta có thể thay dấu nhân “x” bằng dấu chấm “.” 

Ví dụ: 5 x 2 = 5 . 2 

+ Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không cần viết dấu nhân giữa các thừa số

Ví dụ: a x b = a . b = ab hoặc 4. a . b = 4ab

+ Khi nhân hai số có nhiều chữ số, thông thường đặt tính rồi tính, chú ý khi viết các tích riêng (tích riêng thứ hai lùi sang bên trái một cột so với tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ ba lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất,…)
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 341 x 157

         Lý thuyết Toán 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia các số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Vậy 341 x 157 = 53 537.

2. Tính chất của phép nhân

Phép nhân các số tự nhiên có các tính chất sau:

+ Giao hoán:               a . b = b . a

+ Kết hợp:                  (a . b) . c = a . (b . c)

+ Nhân với số 1:         a . a = 1 . a = a

+ Phân phối đối với phép cộng và phép trừ:

a . (b + c) = a. b + a . c

a . (b – c) = a . b – a . c

Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a. b. c có thể được tính theo một trong hai cách sau:

a . b. c = (a . b) . c hoặc a . b . c = a . (b . c)

Ví dụ: Tính một cách hợp lý: 

a) 20 . 36 . 5 

b) 34 . 28 + 34 . 72 

Lời giải:

a) 20 . 36 . 5 

= 20 . 5 . 36           (tính chất giao hoán)

= (20 . 5) . 36         (tính chất kết hợp)

= 100 . 36 

= 3 600 

b) 34 . 28 + 34 . 72 

= 34 . (28 + 72) 

= 34 . 100 

= 3 400 

II. Phép chia

1. Phép chia hết 

a : b = q       (b#0) 

(số bị chia) : (số chia) = (thương)

Ví dụ: 10 : 2 = 5; 30 : 5 = 6

Chú ý: 

+ Nếu a : b = q thì q = bq

+ Nếu a : b = q và q  0 thì a : q = b 

+ Thông thường, ta đặt tính chia để thực hiện phép chia.

Ví dụ: Đặt tính để tính thương: 139 004 : 236.

Lời giải: 

Ta có: 

   Lý thuyết Toán 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia các số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều 

Vậy 139 004 : 236 = 589. 

2. Phép chia có dư

Cho hai số tự nhiên a và b với  . Khi đó luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho a = b . q + r, trong đó  .

Chú ý: 

+ Khi r = 0 ta có phép chia hết.

+ Khi r # 0  ta có phép chia có dư. Ta nói: a chia cho b được thương là q và số dư là r.

Kí hiệu: a : b = q (dư r)

Ví dụ: Đặt tính để tính thương và số dư của phép chia: 

5 125 : 320.

Lời giải: 

Ta có: 

Lý thuyết Toán 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia các số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều 

Vậy 5 125 : 320 = 16 (dư 5). 

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »