IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 185

 Kết quả của phép tính nào sau đây là số nguyên tố.

A.15 – 5 + 3     

Đáp án chính xác

B.7 . 2 + 1     

C.14 . 6 : 4     

D.6 . 4 – 12 . 2

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Ta có

+ Đáp án A: 15 – 5 + 3 = 13 là số nguyên tố.

+ Đáp án B: 7 . 2 + 1 = 15 là hợp số.

+ Đáp án C: 14 . 6 : 4 = 84 : 4 = 21 là hợp số.

+ Đáp án D: 6 . 4 – 12 . 2 = 24 – 24 = 0 không phải là số nguyên tố, cũng không phải là hợp số.

Chọn đáp án A.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

 Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

Xem đáp án » 17/03/2022 198

Câu 2:

 Viết tập hợp A các số là hợp số trong các số sau: 1 431; 635; 119; 73.

Xem đáp án » 17/03/2022 195

Câu 3:

 Cho các số 21; 71; 77; 101. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

Xem đáp án » 17/03/2022 188

Câu 4:

 Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 17/03/2022 180

LÝ THUYẾT

• Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

• Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.

Lưu ý: 

+ Số 0 và số 1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số.

+ Để chứng tỏ số tự nhiên a lớn hơn 1 là hợp số, ta chỉ cần tìm một ước của a khác 1 và khác a.

Ví dụ: 

+ Số 7 là số nguyên tố vì nó lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và 7. 

+ Số 10 là hợp số vì ngoài hai ước là 1 và 10, nó còn ít nhất 1 ước nữa là 2. 

Lưu ý: Nếu số nguyên tố p là ước của số tự nhiên a thì p được gọi là ước nguyên tố của a.

Ví dụ: 

+ Số 39 có các ước là 1, 3, 13, 39, trong đó 3 và 13 là số nguyên tố. Vậy các ước nguyên tố của 39 là 3 và 13. 

+ Số 17 là số nguyên tố. Vậy ước nguyên tố của 17 là 17. 

Nhận xét: Số nguyên tố nhỏ nhất là số 2 và đó là số nguyên tố chẵn duy nhất. 

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »