IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/03/2022 152

Cho hai số A = 11 . 12 . 13 + 14 . 15 và B = 11 . 13. 15 + 17 . 19 . 23. Chọn đáp án đúng trong các đáp án sau:

A.Cả A và B đều là số nguyên tố

B.Cả A và B đều là hợp số

Đáp án chính xác

C.A là số nguyên tố và B là hợp số

D.A là hợp số và B là số nguyên tố

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Ta có:

A = 11 . 12 . 13 + 14 . 15

Vì 12 chia hết cho 2 nên 11 . 12 . 13 chia hết cho 2

Vì 14 chia hết cho 2 nên 14 . 15 chia hết cho 2

Do đó tổng 11 . 12 . 13 + 14 . 15 chia hết cho 2 hay A chia hết cho 2

Hiển nhiên A >1

Vậy A hợp số.

B = 11 . 13. 15 + 17 . 19 . 23

Vì 11 . 13 . 15 là tích của 3 số lẻ nên nó là một số lẻ

Tương tự tích 17 . 19 . 23 cũng là một số lẻ

Do đó 11 . 13. 15 + 17 . 19 . 23 là tổng của hai số lẻ nên 11 . 13. 15 + 17 . 19 . 23 phải là số chẵn và lớn hơn 2 nên 11 . 13. 15 + 17 . 19 . 23 là hợp số, hay B là hợp số.

Vậy cả A và B đều là hợp số.

Chọn đáp án B.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

 Có bao nhiêu số nguyên tố có hai chữ số mà chữ số hàng đơn vị là 7.

Xem đáp án » 17/03/2022 160

Câu 2:

 Thay chữ số vào dấu * để là số nguyên tố.

Xem đáp án » 17/03/2022 156

Câu 3:

 Tìm số tự nhiên x để được số là số nguyên tố.

Xem đáp án » 17/03/2022 155

Câu 4:

 Số tự nhiên có 2 chữ số khác nhau nhỏ nhất chia hết cho các số nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng 5 là:

Xem đáp án » 17/03/2022 139

LÝ THUYẾT

• Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

• Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.

Lưu ý: 

+ Số 0 và số 1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số.

+ Để chứng tỏ số tự nhiên a lớn hơn 1 là hợp số, ta chỉ cần tìm một ước của a khác 1 và khác a.

Ví dụ: 

+ Số 7 là số nguyên tố vì nó lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và 7. 

+ Số 10 là hợp số vì ngoài hai ước là 1 và 10, nó còn ít nhất 1 ước nữa là 2. 

Lưu ý: Nếu số nguyên tố p là ước của số tự nhiên a thì p được gọi là ước nguyên tố của a.

Ví dụ: 

+ Số 39 có các ước là 1, 3, 13, 39, trong đó 3 và 13 là số nguyên tố. Vậy các ước nguyên tố của 39 là 3 và 13. 

+ Số 17 là số nguyên tố. Vậy ước nguyên tố của 17 là 17. 

Nhận xét: Số nguyên tố nhỏ nhất là số 2 và đó là số nguyên tố chẵn duy nhất. 

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »