IMG-LOGO

Câu hỏi:

16/07/2024 230

 Tìm số nguyên x biết (– 12)2. x = 56 + 10 . 13x.

A.x = 3

B.x = 4

Đáp án chính xác

C.x = 5

D.x = 6

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Ta có:

(– 12)2. x = 56 + 10 . 13x

144x = 56 + 130x

144x – 130x = 56

14x = 56

x = 56 : 14

x = 4

Vậy x = 4.

Chọn đáp án B.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

 Có bao nhiêu ước của – 24.

Xem đáp án » 18/03/2022 255

Câu 2:

 Viết tập hợp K các số nguyên x thỏa mãn (x + 3) ⁝ (x + 1).

Xem đáp án » 18/03/2022 217

Câu 3:

Tìm số nguyên x biết: (– 6)3. x = 78 + (– 10) . 19x.

Xem đáp án » 18/03/2022 211

Câu 4:

 Viết tập hợp các số nguyên x, biết 12 ⁝ x và x < – 2.

Xem đáp án » 18/03/2022 202

LÝ THUYẾT

I. Phép chia hết hai số nguyên khác dấu 

Để chia hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ dấu “–” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại

Bước 2. Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1

Bước 3. Thêm dấu “–” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có thương cần tìm.

Ví dụ: (– 24) : 4 = – (24 : 4) = – 6 

           45 : (– 9) = – (45 : 9) = – 5 

II. Phép chia hết hai số nguyên cùng dấu 

1. Phép chia hết hai số nguyên dương

Phép chia hết của một số nguyên dương cho một số nguyên dương là phép chia hết hai số tự nhiên với số chia khác 0. 

Ví dụ: 32 : 8 = 4; 10 : 2 = 5; …

2. Phép chia hết hai số nguyên âm 

Để chia hai số nguyên âm, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ dấu “–” trước mỗi số

Bước 2. Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta có thương cần tìm.

Ví dụ: (– 12) : (– 3) = 12 : 3 = 4

           (– 100) : (– 20) = 100 : 20 = 5 

Chú ý:

• Cách nhận biết dấu của thương:

(+)  : (+) → (+)

(–) : (–) → (+)

(+) : (–) → (–)

(–) : (+) → (–)

• Thứ tự thực hiện các phép tính với số nguyên (trong biểu thức không chứa dấu ngoặc hoặc có chứa dấu ngoặc) cũng giống như thứ tự thực hiện các phép tính với số tự nhiên.

III. Quan hệ chia hết 

Cho hai số nguyên a, b với . Nếu có số nguyên q sao cho a = b . q thì ta nói:

• a chia hết cho b;

• a là bội của b;

• b là ước của a.

Ví dụ: Ta có: – 48 = 6 . (– 8) nên – 48 chia hết cho 6 hay – 48 là bội của 6 và 6 là ước của – 48.   

Chú ý: 

+ Nếu a là bội của b thì – a cũng là bội của b.

+ Nếu b là ước của a thì – b cũng là ước của a. 

Ví dụ: 6 chia hết cho 2 nên 6 là bội của 2, do đó – 6 cũng là bội của 2

           – 25 chia hết cho 5 nên 5 là ước của – 25, do đó – 5 cũng là ước của – 25. 

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »