IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/07/2024 2,265

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta

A. giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc

Đáp án chính xác

B. đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc

C. giữ nguyên dấu của số hạng đầu, các số hạng còn lại đổi dấu

D. Đổi dấu số hạng đầu, các số hạng còn lại giữ nguyên dấu

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án A

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho phép tính 4 – (12 – 15). Sau khi phá ngoặc ta được:

Xem đáp án » 07/04/2022 2,676

Câu 2:

Cho phép tính (-385 + 210) + (217 – 385). Khi bỏ dấu ngoặc, ta được:

Xem đáp án » 07/04/2022 1,377

Câu 3:

Tính một cách hợp lí: (39 – 2 689) + 2 689;

Xem đáp án » 07/04/2022 834

Câu 4:

Cho các số nguyên a, b, c, d. Biết: x = (-a) + b – (c + d) và y = c – b + (d + a).

Khẳng định nào dưới đây là đúng.

Xem đáp án » 07/04/2022 754

Câu 5:

Tìm số nguyên x, y; biết:

a) x – 345 = 69;

b) y – 345 – 69 = -12;

Nhận xét nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 07/04/2022 725

Câu 6:

Tìm x, biết: 12 987 – x – [(-720) + 1 247 – 247] = 12 987.

Xem đáp án » 07/04/2022 652

Câu 7:

Thực hiện các phép tính sau: 333 – [(-14 657) + 57] – 78.

Xem đáp án » 07/04/2022 638

Câu 8:

Tính một cách hợp lí: (-21) – 23 – [16 – (-18) – 18 – 16] + 2 144;

Xem đáp án » 07/04/2022 627

Câu 9:

Tính giá trị biểu thức: (-314) – (75 + x) nếu x = 25

Xem đáp án » 07/04/2022 617

Câu 10:

Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “ – “ đằng trước, ta:

Xem đáp án » 07/04/2022 564

Câu 11:

Kết quả của phép tính: (-2 020) – 2 018 – 2 016 – … – 2 008.

Xem đáp án » 07/04/2022 544

Câu 12:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

a) Với a, b là các số nguyên dương, hiệu a – b là một số nguyên dương.

b) Với a, b là các số nguyên âm, hiệu a – b là một số nguyên âm.

c) số 0 trừ đi một số nguyên thì bằng số đối của số nguyên đó.

Xem đáp án » 07/04/2022 504

Câu 13:

Vào mùa mưa, mực nước trung bình của một hồ chứa cao hơn 5m so với mực nước thông thường. Vào mùa khô, mực nước trung bình của hồ chứa đó lại thấp hơn 3m so với mực nước thông thường. Mực nước trung bình của hồ chứa nước đó vào mùa mưa và mùa khô chênh lệch bao nhiêu?

Xem đáp án » 07/04/2022 498

Câu 14:

Tính một cách hợp lí:

a) 21 - 22 + 23 - 24; 

b) 125 - (115 - 99).

Xem đáp án » 07/04/2022 432

Câu 15:

Tính:

a) (-2) - (-8);

b) 3 + (-9) + (-4) – (-11).

Xem đáp án » 07/04/2022 391

LÝ THUYẾT

Bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản

Các số âm (hay dương) trong một dãy tính thường được viết trong dấu ngoặc. Nhờ quy tắc cộng hay trừ số nguyên, ta có thể viết dãy tính dưới dạng không có dấu ngoặc.

Vì phép trừ chuyển được về phép cộng nên các dãy tính như trên cũng được gọi là một tổng.

Ví dụ 1. Tính:

a) (-2) - (-8);

b) 3 + (-9) + (-4) – (-11).

Lời giải

a) (-2) - (-8) = -2 + 8 = 8 – 2 = 6;

b) 3 + (-9) + (-4) – (-11) = 3 – 9 – 4 + 11 = - 6 – 4 + 11 = - 10 + 11 = 1.

Quy tắc dấu ngoặc:

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc;

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” đổi thành “-” và dấu “-” đổi thành dấu “+”.

Ví dụ 2. Bỏ dấu ngoặc và tính các tổng sau:

a) 232 – (581 + 132 – 331);

b) (56 – 27) – (11 + 28 – 16);

c) [24 + (-37)] – [-37 – (-24)];

d) -321 + (-29) – 142 – (-72).

Lời giải

a) 232 – (581 + 132 – 331)

= 232 – 581 - 132 + 331

= (232 – 132) + (-581 + 331)

= 100 + (-250)

= - (250 – 100)

= - 150.

b) (56 – 27) – (11 + 28 – 16)

= 56 – 27 – 11 – 28 + 16 

= 29 – 11 – 28 + 16

= 18 – 28 + 16

= -10 + 16

= 6

c) [24 + (-37)] – [-37 – (-24)]

= 24 + (-37) + 37 – 24 

= (24 – 24) + [(-37) + 37]

= 0 + 0 

= 0

d) -321 + (-29) – 142 – (-72)

= - 321 + (-29) -142 + 72 

= - 250 – 142 + 72 

= -392 + 72 

= -320

B. Bài tập

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức:

a) (27 + 86) – (29 – 5 + 84);

b) 39 – (298 – 89) + 299.

Lời giải

a) (27 + 86) – (29 – 5 + 84)

= 27 + 86 – 29 + 5 – 84 

= 113 – 29 + 5 – 84

= 84 + 5 – 84

= 89 – 84 

= 5

b) 39 – (298 – 89) + 299

= 39 – 298 + 89 + 299

= - 259 + 89 + 299

= -170 + 299

= 129

Bài 2. Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) (23 + x) – (56 – x) với x = 7;

b) 25 – x – (29 + y – 8) với x = 13, y = 11.

Lời giải

a) (23 + x) – (56 – x) 

= 23 + x – 56 + x 

= (23 – 56) + (x + x) 

= (-33) + 2x 

Thay x = 7 vào biểu thức trên, ta được: 

(-33) + 2.7 = (-33) + 14  = - (33 – 14) = - 19.

b) 25 – x – (29 + y – 8) 

= 25 – x – 29 – y + 8

= (25 – 29 + 8) – x – y 

= 4 – x – y 

Thay x = 13, y = 11 vào biểu thức trên ta được:

4 – 13 – 11 = - 9 – 11 = - (9 + 11) = -20.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »