Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

19/07/2024 254

5 là phần tử của 

A. Ư(14)

B. Ư(15)

Đáp án chính xác

C. Ư(16)

D. Ư(17)

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Ta có: Ư(15) là tập hợp các ước của 15.

Mà 5 là một ước của 15 nên 5 là phần tử của Ư(15)

Đáp án cần chọn là: B

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Khẳng định nào sau đây sai?

Với a là số tự nhiên khác 0 thì: 

Xem đáp án » 07/04/2022 375

Câu 2:

Trong các số sau, số nào là ước của 12?

Xem đáp án » 07/04/2022 292

Câu 3:

Tìm tất cả các các bội của 3 trong các số sau: 4;18;75;124;185;258

Xem đáp án » 07/04/2022 226

Câu 4:

Số 26 không là phần tử của 

Xem đáp án » 07/04/2022 218

Câu 5:

Tìm x thuộc ước của 60 và x >20.

Xem đáp án » 07/04/2022 214

Câu 6:

Tìm x thuộc bội của 9  và x < 63.

Xem đáp án » 07/04/2022 202

LÝ THUYẾT

1. Ước và bội

Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.

Ví dụ: Ta có 12 ⋮ 6.

Khi đó, 12 là bội của 6, còn 6 là ước của 12.

Tập hợp các ước của a được kí hiệu là Ư(a). Tập hợp các bội của a được kí hiệu là B(a).

Ví dụ: Ư(8) = {1; 2; 4; 8}; B(5) = {0; 5; 10; 15; 20; …}.

Chú ý:

- Số 0 là bội của tất cả các số tự nhiên khác 0. Số 0 không là ước của bất kì số tự nhiên nào.

- Số 1 chỉ có một ước là 1. Số 1 là ước của mọi số tự nhiên.

- Mọi số tự nhiên a lớn hơn 1 luôn có ít nhất hai ước là 1 và chính nó.

2. Cách tìm ước

Cách tìm Ư(a):

Ta có thể tìm các ước của a (a > 1), ta có thể lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.

Ví dụ:

Ta có 16 : 1 = 16; 16 : 2 = 8; 16 : 4 = 4; 16 : 8 = 2; 16 : 16 = 1.

Do đó các ước của 16 là: 1; 2; 4; 8; 16.

Vậy tập hợp các ước của 16 là: Ư(16) = {1; 2; 4; 8; 16}.

3. Cách tìm bội

Cách tìm B(a):

Muốn tìm bội của số tự nhiên a khác 0, ta có thể nhân a lần lượt với 0, 1, 2, 3, ...

Chú ý:

Bội của a có dạng tổng quát là a . k với k . Ta có thể viết:

B(a)={a  .  k|k}.

Ví dụ:

Ta có: 6 . 0 =0; 6 . 1 = 6; 6 . 2 = 12; 6 . 3 = 18; …

Do đó các bội của 6 là: 0; 6; 12; 18; …

Vậy B(6) = {0; 6; 12; 18; ...}

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »