Chủ nhật, 26/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 175

Bạn An nói rằng (−35) + 53 = 0; bạn Hòa nói rằng 676 + (−891) >0. Chọn câu đúng.

A. Bạn An đúng, bạn Hòa sai

B. Bạn An sai, bạn Hòa đúng

C. Bạn An và bạn Hòa đều đúng

D. Bạn An và bạn Hòa đều sai

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Ta có:

(−35) + 53

= +(53 − 35)

= 18 >0 nên bạn An nói sai.

Lại có:

676 + (−891)

= −(891 − 676)

= −215 < 0 nên bạn Hóa nói sai.

Vậy cả An và Hòa đều tính sai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Giá trị nào của x thỏa mãn x – 589 = (−335)?

Xem đáp án » 07/04/2022 243

Câu 2:

Tính (−978) + 978.

Xem đáp án » 07/04/2022 214

Câu 3:

Tổng của số −19091 và số 999 là

Xem đáp án » 07/04/2022 210

Câu 4:

Tính nhanh 171 + [(−53) + 96 + (−171)].

Xem đáp án » 07/04/2022 210

Câu 5:

Tìm x biết x − (−34) = (−99) + (−47)

Xem đáp án » 07/04/2022 203

Câu 6:

Tổng các số nguyên âm nhỏ nhất có 3 chữ số và số nguyên âm lớn nhất có 3  chữ số là: 

Xem đáp án » 07/04/2022 201

Câu 7:

Tính (−909) + 909

Xem đáp án » 07/04/2022 194

Câu 8:

So sánh (−32) + (−14) và −45

Xem đáp án » 07/04/2022 193

Câu 9:

Số nguyên nào dưới đây là kết quả của phép tính 52 + (−122)?

Xem đáp án » 07/04/2022 193

Câu 10:

Tìm x thỏa mãn x – 897 = (−1478) + 985

Xem đáp án » 07/04/2022 190

Câu 11:

Cho −76 + x + 146 = x +... Số cần điền vào chỗ trống là

Xem đáp án » 07/04/2022 190

Câu 12:

Tổng của hai số −313 và −211 là

Xem đáp án » 07/04/2022 188

Câu 13:

Tìm x biết x − (−43) = (−3).

Xem đáp án » 07/04/2022 188

Câu 14:

Kết quả của phép tính (−234) + 123 + (−66) là

Xem đáp án » 07/04/2022 188

Câu 15:

Cho 25 − (x + 15) = −415 − (−215 − 415) thì x  bằng

Xem đáp án » 07/04/2022 184

LÝ THUYẾT

1. Cộng hai số nguyên cùng dấu

− Muốn cộng hai số nguyên dương, ta cộng chúng như cộng hai số tự nhiên.

− Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ đằng trước kết quả.

− Tổng của hai số nguyên cùng dấu luôn cùng dấu với hai số nguyên đó.

Chú ý:

Cho a, b là hai số nguyên dương, ta có:

(+a) + (+b) = a + b

(−a) + (− b) = − (a + b)

Ví dụ: Thực hiện các phép tính sau:

a) 8 + 12;

b) (−15) + (−9);

c) (−65) + (−35).

Hướng dẫn giải

a) 8 + 12 = 11;

b) (−15) + (−9) = − (15 + 9) = −24;

c) (−65) + (−35) = − (65 + 35) = −100.

2. Cộng hai số nguyên khác dấu

a) Cộng hai số đối nhau

Tổng hai số nguyên đối nhau luôn luôn bằng 0: a + (− a) = 0.

Ví dụ: 20 và −20 là hai số đối nhau.

Khi đó, 20 + (− 20) = 0.

b) Cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau

Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta làm như sau:

− Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm.

− Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu trừ trước kết quả.

Chú ý: Khi cộng hai số nguyên trái dấu:

− Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta có tổng dương.

− Nếu số dương bằng số đối của số âm thì ta có tổng bằng 0.

− Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta có tổng âm.

Ví dụ: Thực hiện các phép tính sau:

a) 18 + (−21);

b) (−6) + 12;

c) 25 + (−14).

Hướng dẫn giải

a) 18 + (−21) = − (21 – 18) = − 3;

b) (−6) + 12 = 12 – 6 = 6;

c) 25 + (−14) = 25 – 14 = 11.

3. Tính chất của phép cộng các số nguyên

a) Tính chất giao hoán

Phép cộng các số nguyên có tính chất giao hoán, nghĩa là: a + b = b + a

Chú ý: a + 0 = 0 + a = a.

Ví dụ:

25 + 18 = 18 + 25;

16 + (−35) = (−35) + 16;

(−26) + (−47) = (−47) + (−26).

b) Tính chất kết hợp

Phép cộng các số nguyên có tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)

Chú ý:

− Tổng (a + b) + c hoặc a + (b + c) là tổng của ba số nguyên a, b, c và viết là a + b + c; với a, b, c là các số hạng của tổng.

− Để tính tổng của nhiều số, ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng (tính giao hoán), hoặc nhóm tùy ý các số hạng (tính kết hợp) để việc tính toán được đơn giản và thuận lợi hơn.

Ví dụ: Thực hiện các phép tính sau:

a) 25 + (−75) + (−25) + 75;

b) (−2 022) + 2 021 + 21 + (−20).

Hướng dẫn giải

a) 25 + (−75) + (−25) + 75

= 25 + (−25) + (−75) + 75 (tính chất giao hoán)

= [25 + (−25)] + [(−75) + 75] (tính chất kết hợp)

= 0 + 0 = 0.

b) (−2 022) + 2 021 + 21 + (−20)

= (−2 022) + (−20) + 2 021 + 21 (tính chất giao hoán)

= [(−2 022) + (−20)] + (2021 + 21) (tính chất kết hợp)

= (−2042) + 2042 = 0.

4. Phép trừ hai số nguyên

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.

a – b = a + (−b)

Chú ý:

− Cho hai số nguyên a và b. Ta gọi a – b là hiệu của a và b (a được gọi là số bị trừ, b là số trừ).

− Phép trừ luôn thực hiện được trong tập hợp số nguyên.

Như vậy, hiệu của hai số nguyên a và b là tổng của a và số đối của b.

Ví dụ: Thực hiện các phép tính sau:

a) 5 – 11;

b) 26 – (–12);

c) (–38) – (–50).

Hướng dẫn giải

a) 5 – 11 = 5 + ( −11) = −6;

b) 26 – (–12) = 26 + 12 = 38;

c) (–38) – (–50) = (−38) + 50 = 50 – 38 = 12.

5. Quy tắc dấu ngoặc

Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:

• có dấu “+”, thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc

+ (a + b – c) = a + b – c

• có dấu “–”, thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc

− (a + b – c) = − a − b + c

Ví dụ: Tính M = (− 25) + (−2) – (−75) + (−8).

Hướng dẫn giải

M = (− 25) + (−2) − (−75) + (−8)

= [(− 25) − (−75)] + [(−2) + (−8)]

= − (25 + 75) + (− 10)

= (− 100) + (− 10)

= − (100 + 10) = −110.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »