Vì sao Hiệp định Sơ bộ được ký kết giữa Việt Nam với Pháp (6-3-1946) được coi là một văn bản mang tính pháp lý quốc tế?
A. Vì Hiệp định không công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viện riêng
B. Vì Hiệp định chỉ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do
C. Vì Hiệp định này chỉ có hai nước kí kết, Pháp có thể bội ước
D. Vì Pháp không công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập
Phương pháp: Dựa vào nội dung của Hiệp định và thành phần tham gia ký kết Hiệp định để giải thích.
Cách giải:
- Chiều ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với G. Xanhtoni – đại diện Chính phủ Pháp – bản Hiệp định Sơ bộ.
=> Như vậy, đây là văn bản mang tính pháp lí quốc tế vì được ký kết giữa đại diện của hai chính phủ.
- Theo nội dung Hiệp định Sơ bộ, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp – Tức là Chính phủ Pháp đã công nhận quyền tự do của Việt Nam – 1 trong 4 quyền dân tộc cơ bản. Việt Nam đã được công nhận là thống nhất từ Bắc đến Nam chứ không còn | bị phân chia thành 3 kì trong 5 kì Đông Dương thuộc Pháp như trước.
Do đó, Hiệp định Sơ bộ được kí kết giữa Việt Nam với Pháp (6-3-1946) được coi là một văn bản mang tính pháp lý quốc tế.
Chọn B.
Chú ý khi giải:
A loại vì trong điều khoản kí kết của Hiệp định Sơ bộ, Pháp công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viện riêng.
C, D loại vì dù thực dân Pháp bội ước hay chưa công nhận quyền độc lập của Việt Nam thì đây vẫn là văn bản mang tính pháp lí quốc tế được ký kết giữa đại diện của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Pháp là G. Xanhtoni
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) bùng nổ đầu tiên ở đâu?
Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (tháng 7/1935) đã yêu cầu ở mỗi nước thành lập
Ý nào không phản ánh đúng về nét tương đồng của hai phong trào cách mạng 1936 - 1939 và 1930 - 1931
Lực lượng giữ vai trò quan trọng trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là.
Nội dung nào không được nêu trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936?
Bài học cơ bản nào được rút ra từ kết quả của việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khắc phục khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng?
Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong những năm 30 của TK XX bắt đầu từ ngành nào?
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 - 1929) đã dẫn tới sự xuất hiện của những giai cấp nào dưới đây?
Sự kiện nào đánh dấu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?