Đoán số nghiệm của hệ phương trình
A. Có 1 nghiệm duy nhất
B. Vô nghiệm
C. Vô số nghiệm
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Tìm hai số tự nhiên biết rằng tổng của chúng bằng 1012. Hai lần số lớn cộng số nhỏ bằng 2014.
Cho được (d) có phương trình (a – 1)x + 2y = a. Xác định a để d song song với trục hoành.
Hai đội công nhân cùng làm một đoạn đường trong 24 ngày thì xong. Mỗi ngày, phần việc đội A làm được nhiều gấp rưỡi đội B. Hỏi nếu làm một mình thì mỗi đội làm xong đoạn đường đó trong bao lâu?
Vé vào xem một buổi hòa nhạc gồm loại 3 đô la và 5 đô la. Có 50 vé được bán ra và thu về được 230 đô la. Số vé 3 đô la được bán ra là
Bác Nam mang vịt và lợn ra chợ bán. Biết có tất cả 36 con cả vịt và lợn. Bác Nam đếm được có 100 cái chân. Hỏi có bao nhiêu con vịt và con lợn?
Cho các hệ phương trình sau:
Những hệ phương trình nào tương đương với nhau?
Cho đường thẳng d có phương trình (a – 1)x + 2y = a (1). Xác định a để d song song với đường thẳng x – y = 1
Một sân trường hình chữ nhật có chu vi 300 m biết chiều dài hơn chiều rộng là 90 m. Tính chiều dài và chiều rộng sân trường.
1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng
ax + by = c (1)
trong đó a, b, c là các số đã biết ( hoặc )
2. Nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn
- Phương trình bậc nhất hai ẩn luôn luôn có vô số nghiệm. Trong mặt phẳng tọa độ, tập nghiệm của nó được biểu diễn bởi đường thẳng ax + by = c (d).
- Nếu và thì (d) chính là đồ thị của hàm số bậc nhất
3. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn và tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
a) Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
Cho hai phương trình bậc nhất hai ẩn là ax + by = c và a'x + b'y = c'. Khi đó ta có hệ phương trình:
Gọi (d) và (d') là đồ thị hàm số của 2 hàm số rút ra từ 2 phương trình bậc nhất hai ẩn của (I).
Đối với hệ phương trình (I), ta có:
Nếu (d) cắt (d') thì hệ (I) có một nghiệm duy nhất.
Nếu (d) song song với (d') thì hệ (I) vô nghiệm.
Nếu (d) trùng với (d') thì hệ (I) có vô số nghiệm.
Nếu a, a', b, b', c, c' đều khác 0 thì:
Hệ phương trình có nghiệm duy nhất ;
Hệ phương trình vô nghiệm ;
Hệ phương trình vô số nghiệm .
4. Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế
Bước 1: Dùng quy tắc thế biến đổi hệ phương trình đã cho để được một hệ phương trình mới, trong đó có một phương trình một ẩn.
Bước 2: Giải phương trình một ẩn đó rồi suy ra nghiệm của hệ đã cho.
5. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
Bước 1: Nhân hai vế của mỗi phương trình với các số thích hợp (nếu cần) sao cho với một ẩn nào đó các hệ số bằng nhau hoặc đối nhau.
Bước 2: Áp dụng quy tắc cộng (trừ) đại số để được một hệ phương trình mới, trong đó một phương trình có hệ số của một trong hai ẩn bằng 0 (tức là phương trình một ẩn).
Bước 3: Giải phương trình một ẩn vừa có rồi suy ra nghiệm hệ phương trình.
6. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình
Bước 3: Trả lời
Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thoả mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.