Em hãy chỉ rõ các thời kỳ phát triển của văn hoá Việt Nam và nêu nét chính của từng thời kì.
* Thời nguyên thuỷ:
- Trên đất nước Việt Nam đã có con người sinh sống.
- Các cộng đồng dân cư ở Việt Nam đã định hình nền văn hóa bản địa với đặc trưng là văn hóa nông nghiệp lúa nước.
* Thời kì dựng nước:
- Trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam đã hình thành và phát triển ba trung tâm văn minh gắn với những quốc gia là:
+ Văn Lang ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (ra đời khoảng thế kỉ VII TCN) và Âu Lạc (ra đời vào khoảng thế kỉ III TCN).
+ Phù Nam ở Nam Bộ (hình thành khoảng thế kỉ I);
+ Lâm Áp - sau này là Chăm-pa ở Trung Bộ (ra đời năm 192).
- Các cộng đồng cư dân cổ ở Việt Nam đã kiến tạo cơ sở của nền văn hoá bản địa, với đặc trưng:
+ Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước là chính; gắn bó với sông biển;
+ Tổ chức cộng đồng địa phương theo hình thức làng, bản;
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,...
- Các cộng đồng dân cư cổ ở Việt Nam đã tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hoá từ bên ngoài, nhất là từ Ấn Độ và Trung Quốc.
* Thời kì Bắc thuộc:
- Cư dân Việt cổ đấu tranh chống đồng hóa, gìn giữ bản sắc và phát triển nền văn hóa dân tộc.
- Các cộng đồng dân cư ở vùng Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục có những bước phát triển mới về văn hóa.
* Thời kì quân chủ độc lập:
- Quá trình tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá từ bên ngoài, gắn liền với việc chủ động bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc.
- Giữa thế kỉ XVI, văn hoá Việt Nam có sự tiếp xúc, giao lưu với văn hoá phương Tây.
* Thời kì cận đại:
- Quá trình giao lưu, tiếp biển văn hoá càng diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc hơn.
- Dân tộc Việt Nam tiếp tục đấu tranh bảo tồn các giá trị, truyền thống văn hoá tốt đẹp, đồng thời chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại.
* Thời kì hiện đại:
- Đầu năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đưa ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam, định hướng cuộc đấu tranh xây dựng nền văn hoá Việt Nam mới theo ba nguyên tắc: dân tộc hoá, khoa học hoá và đại chúng hoá.
- Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mang đến cho nền văn hoá Việt Nam một luồng sinh khí mới.
- Những năm 1945 - 1975, đời sống văn hoá Việt Nam thấm đẫm tinh thần yêu nước và cách mạng, góp phần to lớn vào những chiến công hiển hách của dân tộc.
- Từ năm 1986 - nay, văn hoá là nền tảng tinh thần, đồng thời là một nguồn lực phát triển quan trọng đang được toàn Đảng, toàn dân Việt Nam xây dựng và phát triển theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Giả sử lớp em được giao nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của ngôi trường các em đang học tập. Hãy cùng thảo luận và xác định một số vấn đề sau đây rồi báo cáo trước lớp:
- Em sẽ lựa chọn triển khai nhiệm vụ nghiên cứu này theo hình thức nào: thông sử hay theo lĩnh vực?
- Đối tượng, phạm vi của vấn đề nghiên cứu là gì?
- Nêu nội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu.
- Hoàn thiện kết quả nghiên cứu của nhóm và báo cáo trước lớp.
Theo em, những cuốn sách như trong Hình 6 (tr. 8) có phải là thông sử không? Vì sao?
Lập bảng thống kê những hình thức trình bày lịch sử và nêu ví dụ cụ thể.
Hãy giới thiệu nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các thời kì.
Nêu khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
Thu thập sử liệu và trình bày một vấn đề của lịch sử Việt Nam theo một trong số các lĩnh vực chuyên biệt: văn hoá, tư tưởng, xã hội, kinh tế.
Hãy thể hiện nét chính của lịch sử Việt Nam theo các lĩnh vực (văn hoá, tư tưởng, xã hội, kinh tế,...) trên trục thời gian.
Hãy giới thiệu tóm tắt một số cách trình bày lịch sử truyền thống và nêu ví dụ.
Em hãy giải thích ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.