Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15. Một số thành tựu của văn minh Đại Việt có đáp án
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15. Một số thành tựu của văn minh Đại Việt có đáp án
-
2842 lượt thi
-
29 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tổ chức bộ máy nhà nước của Đại Việt thời phong kiến?
Đáp án đúng là: A
- Những thành tựu tiêu biểu về bộ máy nhà nước của nền văn minh Đại Việt:
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế. Vua đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao; dưới vua là hệ thống quan lại các cấp.
+ Bộ máy nhà nước không ngừng được củng cố, hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
+ Việc thành lập cơ quan hành chính, pháp lí, chuyên môn, giám sát,... thể hiện vai trò tổ chức, quản lý của nhà nước ngày càng chặt chẽ.
Câu 2:
Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là
Đáp án đúng là: A
Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là Hình thư, được ban hành dưới triều Lý.
Câu 3:
Năm 1230, vua Trần Thái Tông đã cho soạn bộ luật nào?
Đáp án đúng là: B
Năm 1230, vua Trần Thái Tông đã cho soạn bộ Hình luật.
Câu 4:
Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới thời Lê sơ?
Đáp án đúng là: C
Bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) được ban hành vào năm 1483, dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Câu 5:
Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới thời Nguyễn?
Đáp án đúng là: D
Năm 1811, vua Gia Long cho biên soạn bộ Hoàng triều luật lệ (còn gọi là Luật Gia Long) và được thi hành trong suốt các triều vua nhà Nguyễn.
Câu 6:
Luật pháp của các triều đại phong kiến Đại Việt không đề cao vấn đề nào dưới đây?
Đáp án đúng là: B
Nội dung trong các bộ luật của các triều đại phong kiến Đại Việt đề cập đến việc: nêu cao tính dân tộc, chủ quyền quốc gia; bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, quý tộc; thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Ngoài ra, cũng có một số điều luật bảo vệ quyền lợi của nhân dân, trong đó có quyền lợi của phụ nữ….
Câu 7:
Nhà nước phong kiến Đại Việt không thực hiện biện pháp nào dưới đây để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp?
Đáp án đúng là: C
- Nhà nước phong kiến Đại Việt thực hiện nhiều chính sách quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp, như:
+ Đắp đê, xây dựng hoặc tu sửa các công trình thủy lợi
+ Kêu gọi và tổ chức nhân dân khai hoang, phục hóa, lấn biển mở rộng diện tích cày cấy
+ Thực hiện phép “quân điền” chia ruộng đất cho nông dân
+ Nghiêm cấm giết trâu bò, để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp
+ Ngoài ra, nhà nước còn thực hiện: miễn giảm thuế, cày tịch điền; đặt một số chức quan quản lí, giám sát và khuyến khích sản xuất nông nghiệp
Câu 8:
Cây trồng chính của nhân dân Đại Việt thời phong kiến là
Đáp án đúng là: C
Ở Đại Việt, thời phong kiến, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước. Ngoài ra, người dân còn trồng nhiều cây lương thực như ngô, khoai, sắn,...
Câu 9:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những thành tựu tiêu biểu của thủ công nghiệp Đại Việt?
Đáp án đúng là: D
Ở Đại Việt, thời phong kiến, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước.
Câu 10:
Dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, các địa điểm trao đổi hàng hóa với nước ngoài được hình thành ở vùng biên giới, như:
Đáp án đúng là: D
Dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, các địa điểm trao đổi hàng hóa với nước ngoài được hình thành ở vùng biên giới, như: Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa),…
Câu 11:
Ở Đại Việt, thời phát triển, tư tưởng nào được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội?
Đáp án đúng là: A
Tư tưởng yêu nước, thương dân được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giả con người và các hoạt động xã hội, được biểu hiện thông qua các chính sách của nhà nước trong việc quan tâm đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Đó cũng là cội nguồn của tư tưởng “lấy dân làm gốc”.
Câu 12:
Đến thời Lê sơ, Nho giáo
Đáp án đúng là: B
Đến thời Lê sơ, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ.
Câu 13:
Ở Đại Việt, dưới thời kì nào Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn?
Đáp án đúng là: D
Đến thời Lê sơ, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ.
Câu 14:
Ở Đại Việt, Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất dưới thời kì nào?
Đáp án đúng là: C
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc và phát triển mạnh mẽ nhất dưới thời Lý - Trần.
Câu 15:
Trong các thế kỉ từ XIII - XVI, các tôn giáo nào được du nhập vào Đại Việt?
Đáp án đúng là: B
Trong các thế kỉ từ XIII - XVI, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo từng bước được du nhập vào Đại Việt
Câu 16:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tín ngưỡng bản địa của cư dân Đại Việt?
Đáp án đúng là: D
Các tín ngưỡng bản địa của cư dân Đại Việt gồm: Thờ Thành hoàng (người có công với làng nước); Thờ các anh hùng dân tộc; Thờ tổ nghề; thờ Mẫu,…
Câu 17:
Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ nào?
Đáp án đúng là: A
Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của dân tộc.
Câu 18:
Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng và cải biến
Đáp án đúng là: C
Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng và cải biến bảng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.
Câu 19:
Một trong những tác phẩm văn học chữ Hán tiêu biểu của Trần Quốc Tuấn là
Đáp án đúng là: B
Một trong những tác phẩm văn học chữ Hán tiêu biểu của Trần Quốc Tuấn là Hịch tướng sĩ.
Câu 20:
Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu của Nguyễn Du là
Đáp án đúng là: B
Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu của Nguyễn Du là truyện Kiều.
Câu 21:
Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê đã biên soạn bộ sử nào dưới đây?
Đáp án đúng là: B
Đại Việt sử kí toàn thư do Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê biên soạn
Câu 22:
Trịnh Hoài Đức là tác giả của bộ sách địa lí nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Trịnh Hoài Đức là tác giả của bộ sách địa lí Gia Định thành thông chí.
Câu 23:
Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư là những tác phẩm tiêu biểu của
Đáp án đúng là: C
Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư là những tác phẩm tiêu biểu của Trần Quốc Tuấn.
Câu 24:
Danh y Tuệ Tĩnh là tác giả của bộ sách y dược học nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Danh y Tuệ Tĩnh là tác giả của bộ sách y dược học Nam dược thần hiệu.
Câu 25:
Đại thành toán pháp là tác phẩm của ai?
Đáp án đúng là: A
Đại thành toán pháp là tác phẩm của Lương Thế Vinh.
Câu 26:
Kì quan, bảo vật nào dưới đây không thuộc “An Nam tứ khí” của Đại Việt thời Lý - Trần?
Đáp án đúng là: D
- “An Nam tứ khí” của Đại Việt thời Lý - Trần gồm: Tượng phật chùa Quỳnh Lâm; đỉnh tháp Báo Thiên; Chuông Quy Điền và Vạc Phổ Minh.
- Cửu Đỉnh đặt trước sân Thế Miếu được vua Minh Mệnh (nhà Nguyễn) ra lệnh đúc từ cuối năm 1835, đến năm 1837 thì hoàn thành.
Câu 27:
Văn minh Đại Việt có ưu điểm gì?
Đáp án đúng là: A
- Ưu điểm của văn minh Đại Việt:
+ Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, hình thành dựa trên sự kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, tiếp biến các yếu tố của văn minh nước ngoài
+ Phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Yếu tố xuyên suốt quá trình phát triển của văn minh Đại Việt là truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc
Câu 28:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hạn chế của nền văn minh Đại Việt?
Đáp án đúng là: B
- Han chế của văn minh Đại Việt:
+ Do chính sách “trọng nông ức thương” của một số triều đại phong kiến nên kinh tế hàng hoá còn nhiều hạn chế.
+ Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.
+ Kinh tế nông nghiệp, thiết chế làng xã và mô hình quân chủ chuyên chế cũng góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình, thiếu năng động, sáng tạo của cá nhân và xã hội.
+ Những hạn chế về tri thức khoa học khiến đời sống tinh thần của cư dân vẫn còn nhiều yếu tố duy tâm.
Câu 29:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh Đại Việt?
Đáp án đúng là: D
- Ý nghĩa của văn minh Đại Việt:
+ Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.
+ Là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, đồng thời, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy được những thành tựu và giá trị của văn minh Việt cổ.
+ Văn minh Đại Việt có giá trị lớn đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.