Thứ sáu, 02/05/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/07/2024 227

5.1. Lập bảng hệ thống về cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

5.2. Căn cứ vào kết quả của Bài tập phần 5.1, hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau về cơ sở hình thành của các nền văn minh ấy.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Phần 5.1: Hệ thống: cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Cơ sở

Văn minh

Văn Lang - Âu Lạc

Văn minh

Chăm-pa

Văn minh

Phù Nam

Điều kiện

tự nhiên

- Hình thành trên lưu vực các dòng sông như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,...

- Hình thành, tồn tại và phát triển trên địa bàn các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn.

- Hình thành ở vùng vùng hạ lưu sông Mê Công

Xã hội

- Cội nguồn từ văn hoá Phùng Nguyên, phát triển rực rỡ trong thời kì văn hoá Đông Sơn.

- Cư dân Việt cổ sống thành từng làng

- Cội nguồn từ văn hóa Sa Huỳnh.

- Cơ cấu xã hội dạng lãnh địa / liên minh cụm làng

- Có một số nhóm người khác cùng với cư dân Sa Huỳnh xây dựng nền văn minh

- Có cội nguồn từ nền văn hoá tiền Óc Eo.

- Cấu trúc làng nông - chài - thương nghiệp hình thành.

- Người bản địa và cư dân Nam Đảo di cư đến, cùng xây dựng và phát triển văn minh.

Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ

 

- Sớm tiếp xúc với văn minh Ấn Độ

- Sớm tiếp xúc với văn minh Ấn Độ

Phần 5.2: So sánh cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

 

 

Văn minh

Văn Lang - Âu Lạc

Văn minh

Chăm-pa

Văn minh

Phù Nam

Giống

Điều kiện

tự nhiên

- Hình thành và phát triển gắn với điều kiện tự nhiên tại lưu vực của những con sông lớn, như: sông Hồng, sông Cả, sông Mã…; sông Thu Bồn và sông Mê Công…

Cơ sở

xã hội

- Làng là tổ chức xã hội phổ biến

- Cư dân bản địa là những người đóng góp chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh của họ.

Khác

Địa bàn

- Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ của Việt Nam hiện nay

- Khu vực Nam Trung Bộ và một phần cao nguyên Trường Sơn của Việt Nam hiện nay

- Khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay

Đời sống

kinh tế

- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thủ công nghiệp.

- Thương mại đường biển kém phát triển hơn so với Chăm-pa và Phù Nam

- Bên cạnh nghề nông trồng lúa nước và sản xuất thủ công nghiệp; các hoạt động khai thác lâm sản và thương mại đường biển rất phát triển

- Thương mại đường biển rất phát triển, cảng Óc Eo là trung tâm thương mại sầm uất

Cơ sở

Xã hội

- Người Việt cổ đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh

- Người Sa Huỳnh đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh

- Người bản địa và người Nam Đảo (di cư đến) cùng xây dựng và phát triển văn minh

Cơ sở

Văn hóa

- Hầu như không có sự ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ.

- Sớm có sự tiếp xúc và chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của Vương quốc Phù Nam?

Xem đáp án » 04/07/2022 3,754

Câu 2:

Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 19 dưới đây:

Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào?

Xem đáp án » 04/07/2022 773

Câu 3:

Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?

Xem đáp án » 04/07/2022 465

Câu 4:

Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

Xem đáp án » 04/07/2022 400

Câu 5:

7.1. Khai thác tư liệu sau giúp em nhận thức được điều gì về nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc? Hãy lấy dẫn chứng từ tư liệu chứng minh cho điều em nhận thức được.

TƯ LIỆU. Nền văn minh của người Việt cổ với biểu tượng trống đồng Đông Sơn thực chất là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước dựa trên nền tảng cộng đồng xóm làng và một cơ cấu chính trị nhà nước phôi thai; không những đã vươn tới một trình độ phát triển khá cao, mà còn xác lập lối sống Việt Nam, truyền thống Việt Nam, đặt cơ sở vững chắc cho toàn bộ sự tồn tại và phát triển của quốc gia - dân tộc sau đó.

(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 173)

7. 2. Trình bày quan điểm của em về nhận định sau: Ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có quan hệ mật thiết, lâu dài với nhau tạo nên đặc trưng truyền thống văn hoá Việt Nam: thống nhất trong đa dạng.

Xem đáp án » 04/07/2022 341

Câu 6:

Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc theo thứ tự từ trung ương xuống địa phương là

Xem đáp án » 04/07/2022 285

Câu 7:

Lễ hội truyền thống nào sau đây thuộc văn minh Chăm-pa?

Xem đáp án » 04/07/2022 263

Câu 8:

Hãy thống kê một số thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam theo gợi ý sau:

Thành tựu trên các lĩnh vực

Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Văn minh

Chăm-pa

Văn minh Phù Nam

Sự ra đời nhà nước

?

?

?

Hoạt động kinh tế

?

?

?

Đời sống vật chất

?

?

?

Đời sống tinh thần

?

?

?

Xem đáp án » 04/07/2022 260

Câu 9:

Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa?

Xem đáp án » 04/07/2022 242

Câu 10:

Văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

Xem đáp án » 04/07/2022 216

Câu 11:

Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

Xem đáp án » 04/07/2022 210

Câu 12:

Óc Eo là tên gọi của

Xem đáp án » 04/07/2022 178

Câu 13:

Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

Xem đáp án » 04/07/2022 173

Câu 14:

Cư dân Phù Nam phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp nào sau đây?

Xem đáp án » 04/07/2022 173

Câu 15:

Loại hình tôn giáo nào đã xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam?

Xem đáp án » 04/07/2022 170

LÝ THUYẾT

Bài 11: Một số nền văn minh cổ đại trên đất nước Việt Nam