Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 185

Trong tầng đối lưu, ở chân một dãy núi có độ cao 143m, nhiệt độ không khí đo được là 30oC. Thì ở đỉnh núi cao 3143 m có nhiệt độ bao nhiêu?

A. 18oC

B. 12oC

Đáp án chính xác

C. 0oC

D. 15oC

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

- Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. Trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 0,6oC.

- Vậy khoảng cách chênh lệch từ chân núi lên đến đỉnh núi là: 3143 – 143 = 3000m

- Từ chân núi đến đỉnh núi nhiệt độ giảm: 3000:100 x 0,6 = 18oC

- Nhiệt độ tại đỉnh núi là: 30 – 18 = 12 oC.

Đáp án cần chọn là: B

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong các đặc điểm sau, đâu không phải đặc điểm của tầng đối lưu?

Xem đáp án » 23/08/2022 312

Câu 2:

Máy bay thương mại thường bay trong tầng nào của khí quyển?

Xem đáp án » 23/08/2022 298

Câu 3:

Tầng ô-zôn không có vai trò nào đối với sự sống trên Trái Đất?

Xem đáp án » 23/08/2022 258

Câu 4:

Tại sao trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm?

Xem đáp án » 23/08/2022 252

Câu 5:

Trên Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp?

Xem đáp án » 23/08/2022 223

Câu 6:

Khí áp tiêu chuẩn có trị số?

Xem đáp án » 23/08/2022 220

Câu 7:

Đâu không phải loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất?

Xem đáp án » 23/08/2022 213

Câu 8:

Đặc điểm của tầng đối lưu là:

Xem đáp án » 23/08/2022 197

Câu 9:

Tại sao ở hai cực hình thành nên hai đai áp cao?

Xem đáp án » 23/08/2022 191

Câu 10:

Ở nước ta, gió phơn ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở vùng nào?

Xem đáp án » 23/08/2022 185

Câu 11:

Đặc điểm nào có ở tầng đối lưu?

Xem đáp án » 23/08/2022 173

Câu 12:

Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

“Tầng bình lưu là nơi sinh ta hầu hết các hiện tượng như: mây, mưa, gió, bão, sét,....”.  Nhận định trên đúng hay sai?

Xem đáp án » 23/08/2022 163

Câu 13:

Phân loại dựa vào bề mặt tiếp xúc, ta chia thành các khối khí

Xem đáp án » 23/08/2022 159

Câu 14:

Khí áp thay đổi thế nào khi lên cao:

Xem đáp án » 23/08/2022 156

Câu 15:

Công cụ để đo khí áp được gọi là:

Xem đáp án » 23/08/2022 148

LÝ THUYẾT

1. Khí quyển

* Khí quyển 

- Khí quyển (lớp vỏ khí) là lớp không khí bao bọc quanh Trái Đất, được giữ lại nhờ sức hút của Trái Đất.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió | Cánh diều

Tầng

Đối lưu

Bình lưu

Các tầng cao của khí quyển

Độ cao

Dưới 16km.

16 - 55km.

Trên 55km.

Đặc điểm

- Không khí bị xáo trộn mạnh, thường xuyên.

- Xảy ra các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa,…

- Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ giảm (0,60C/100m),…

- Có lớp ôdôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. 

- Không khí chuyển động thành luồng ngang.

Không khí cực loãng. Ít ảnh hưởng trực tiếp tới thiên nhiên và đời sống con người trên mặt đất.

 

* Thành phần của không khí

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió | Cánh diều

- Không khí gồm các thành phần:

+ 78% khí ni-tơ.

+ 21% khí ô-xy.

+ 1% hơi nước, khí cac-bo-nic và các khí khác.

- Thành phần không khí thay đổi đến một mức nào đó sẽ làm biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

2. Các khối khí

- Nguyên nhân hình thành khối khí do không khí ở phía dưới thuộc tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc.

- Đặc điểm

+ Mỗi khối khí được phát sinh ở một khu vực xác định.

+ Mang đặc tính riêng phù hợp với nơi phát sinh ra chúng.

- Phân loại

+ Dựa vào vĩ độ trung bình của nơi phát sinh: xích đạo, nhiệt đới, ôn đới lạnh và cực.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió | Cánh diều

+ Dựa vào nhiệt độ: khối khí lạnh và khối khí nóng.

+ Dựa vào bề mặt tiếp xúc: khối khí đại dương và khối khí lục địa.

-> Những khối khí ở xích đạo có đặc điểm nóng và ẩmh, còn các khối khí cực có đặc điểm lạnh và khô.

3. Khí áp và gió

* Khí áp

- Khái niệm: Sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất.

- Đặc điểm

+ Càng lên cao, không khí càng loãng, khí áp càng giảm.

+ Khi nhiệt độ tăng làm không khi nở ra, khí áp sẽ giảm.

+ Khi nhiệt độ giảm làm không khí co lại, khí áp sẽ tăng.

- Dụng cụ để đo khí áp được gọi là khí áp kế.

- Phân loại: các đai áp cao và các đai áp thấp.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió | Cánh diều

* Gió

- Khái niệm: Là sự di chuyển của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.

- Phân loại

+ Gió hành tinh: gió Tây ôn Đới, gió Tín phong và gió Đông cực.

+ Gió địa phương: gió mùa, gió đất, gió biển, gió phơn.

- Công dụng

+ Lợi dụng sức gió để đẩy thuyền buồm, đề quay cánh quạt của cối xay gió.

+ Xây dựng các nhà máy điện dùng sức gió. 

-> Nguồn năng lượng vô tận và không gây ô nhiễm môi trường.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió | Cánh diều