Phân loại dựa vào bề mặt tiếp xúc, ta chia thành các khối khí
A. Khối khí nóng và khối khí lạnh
B. Khối khí đại dương và khối khí lục địa
C. Khối khí ẩm và khối khí khô
D. Khối khí xích đạo và khối khí cực
Dựa vào bề mặt tiếp xúc, người ta chia thành khối khí đại dương và khối khí lục địa. Trong đó:
- Khối khí đại dương được hình thành trên biển và đại dương, tính chất ẩm.
- Khối khí lục địa được hình thành trên lục địa, tính chất khô.
Đáp án cần chọn là: B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Trong các đặc điểm sau, đâu không phải đặc điểm của tầng đối lưu?
Tại sao trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm?
Trong tầng đối lưu, ở chân một dãy núi có độ cao 143m, nhiệt độ không khí đo được là 30oC. Thì ở đỉnh núi cao 3143 m có nhiệt độ bao nhiêu?
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
“Tầng bình lưu là nơi sinh ta hầu hết các hiện tượng như: mây, mưa, gió, bão, sét,....”. Nhận định trên đúng hay sai?
1. Khí quyển
* Khí quyển
- Khí quyển (lớp vỏ khí) là lớp không khí bao bọc quanh Trái Đất, được giữ lại nhờ sức hút của Trái Đất.
Tầng |
Đối lưu |
Bình lưu |
Các tầng cao của khí quyển |
Độ cao |
Dưới 16km. |
16 - 55km. |
Trên 55km. |
Đặc điểm |
- Không khí bị xáo trộn mạnh, thường xuyên. - Xảy ra các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa,… - Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ giảm (0,60C/100m),… |
- Có lớp ôdôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. - Không khí chuyển động thành luồng ngang. |
Không khí cực loãng. Ít ảnh hưởng trực tiếp tới thiên nhiên và đời sống con người trên mặt đất. |
* Thành phần của không khí
- Không khí gồm các thành phần:
+ 78% khí ni-tơ.
+ 21% khí ô-xy.
+ 1% hơi nước, khí cac-bo-nic và các khí khác.
- Thành phần không khí thay đổi đến một mức nào đó sẽ làm biến đổi khí hậu trên Trái Đất.
2. Các khối khí
- Nguyên nhân hình thành khối khí do không khí ở phía dưới thuộc tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc.
- Đặc điểm
+ Mỗi khối khí được phát sinh ở một khu vực xác định.
+ Mang đặc tính riêng phù hợp với nơi phát sinh ra chúng.
- Phân loại
+ Dựa vào vĩ độ trung bình của nơi phát sinh: xích đạo, nhiệt đới, ôn đới lạnh và cực.
+ Dựa vào nhiệt độ: khối khí lạnh và khối khí nóng.
+ Dựa vào bề mặt tiếp xúc: khối khí đại dương và khối khí lục địa.
-> Những khối khí ở xích đạo có đặc điểm nóng và ẩmh, còn các khối khí cực có đặc điểm lạnh và khô.
3. Khí áp và gió
* Khí áp
- Khái niệm: Sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất.
- Đặc điểm
+ Càng lên cao, không khí càng loãng, khí áp càng giảm.
+ Khi nhiệt độ tăng làm không khi nở ra, khí áp sẽ giảm.
+ Khi nhiệt độ giảm làm không khí co lại, khí áp sẽ tăng.
- Dụng cụ để đo khí áp được gọi là khí áp kế.
- Phân loại: các đai áp cao và các đai áp thấp.
* Gió
- Khái niệm: Là sự di chuyển của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.
- Phân loại
+ Gió hành tinh: gió Tây ôn Đới, gió Tín phong và gió Đông cực.
+ Gió địa phương: gió mùa, gió đất, gió biển, gió phơn.
- Công dụng
+ Lợi dụng sức gió để đẩy thuyền buồm, đề quay cánh quạt của cối xay gió.
+ Xây dựng các nhà máy điện dùng sức gió.
-> Nguồn năng lượng vô tận và không gây ô nhiễm môi trường.