Tính chu vi của một hình tròn có bán kính R = 1,25 m theo công thức
C = 2πR với π = 3,142.
Chu vi của hình tròn đó là:
C = 2πR = 2.3,142.1,25 = 7,855 (m2)
Đáp số: 7,855 m2
Đáp án cần chọn là: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Tính diện tích S của một hình tròn có bán kính R = 10cm theo công thức
S = πR2 với π = 3,142
Diện tích một hình chữ nhật có chiều dài 31,21 cm và chiều rộng 22,52 cm là cm2
Khối lượng vitamin C trung bình trong một quả ớt chuông là 0,135 g, còn trong một quả cam là 0,045 g. Khối lượng vitamin C trong quả ớt chuông gấp bao nhiêu lần trong quả cam?
Điền số thích hợp vào ô trống
Khoảng cách từ nhà An đến trường học là 3km, mỗi ngày An đạp xe đến trường với vận tốc 15km/h. Vậy An đi tới trường hết phút
1. Phép nhân số thập phân
a) Nhân hai số thập phân
Muốn nhân hai số thập phân dương, ta làm như sau:
Bước 1: Viết thừa số này ở dưới thừa số kia như đối với phép nhân các số tự nhiên
Bước 2: Thực hiện phép nhân như nhân số tự nhiên
Bước 3: Đếm xem trong phần thập phân ở cả hai thừa số có tất cả bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu “,” tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số từ phải sang trái, ta nhận được tích cần tìm.
Chú ý: Hai số thập phân cùng dấu thì tích là số dương; hai số thập phân khác dấu thì tích là số âm.
Nhân hai số thập phân cùng dấu: (‒a) . (‒b) = a.b với a, b > 0
Nhân hai số thập phân khác dấu: (‒a) . b = a.(‒b) = ‒ (a.b) với a, b > 0
Ví dụ 1: Tính tích:
a) (‒2,564) . (‒1,45);
b) (‒4,89) . 9,3.
Hướng dẫn giải
a) (‒2,564) . (‒1,45) = 2,564 . 1,45 = 3,7178.
b) (‒4,89) . 9,3 = ‒(4,89 . 9,3) = ‒ 45,477
b) Tính chất của phép nhân số thập phân
Phép nhân số thập phân cũng có các tính chất như phép nhân số nguyên: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, phân phối của phép nhân với phép cộng và phép trừ.
Ví dụ 2. Tính một cách hợp lí:
a) 1,25 . 24;
b) 1,14. 10,6 + 1,14 . (‒0,6).
Hướng dẫn giải:
a) 1,25 . 24 = 5 . 0,25 . 4 . 6 = (0,25.4) . (5.6) = 1 . 30 = 30.
b) 1,14. 10,6 + 1,14 . (‒0,6)
= 1,14 . [10,6 + (‒0,6)]
= 1,14 . 10
= 11,4.
2. Phép chia số thập phân
Muốn chia hai số thập phân dương, ta làm như sau:
Bước 1: Số chia có bao nhiêu chữ số sau dấu “,” thì chuyển dấu “,” ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số. (Khi chuyển dấu “,” ở số bị chia sang phải mà số bị chia không đủ vị trí, thì ta điền thêm những chữ số 0 vào bên phải của số đó)
Bước 2: Bỏ đi dấu “,” ở số chia, ta nhận được số nguyên dương
Bước 3: Đem số nhận được ở Bước 1 chia cho số nguyên dương nhận được ở Bước 2, ta có thương cần tìm.
Chú ý: Hai số thập phân cùng dấu thì thương là số dương; hai số thập phân khác dấu thì thương là số âm.
Chia hai số thập phân cùng dấu: (‒a) : (‒b) = a : b với a, b > 0
Chia hai số thập phân khác dấu: (‒a) : b = a : (‒b) = ‒ (a : b) với a, b > 0
Ví dụ 3. Tính thương:
a) (‒4,5625) : (‒1,25);
b) (‒23,04) : 0,036.
Hướng dấn giải
a) (‒4,5625) : (‒1,25) = 4,5625 : 1,25 = 456,25 : 125 = 3,65.
b) (‒23,04) : 0,036 = ‒ (23,04 : 0,036) = ‒ (23040 : 36) = ‒ 640.
3. Thứ tự thực hiện phép tính với số thập phân:
a) Thứ tự thực hiện phép tính với số thập phân trong biểu thức không chứa dấu ngoặc:
Đối với biểu thức không chứa dấu ngoặc, ta thực hiện theo thứ tự:
Luỹ thừa → Phép nhân và phép chia → Phép cộng và phép trừ.
b) Thứ tự thực hiện phép tính với số thập phân trong biểu thức có chứa dấu ngoặc:
Đối với biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện theo thứ tự:
Dấu ngoặc () → Dấu ngoặc [] → Dấu ngoặc {}.
Ví dụ 4. Tính: 1,23 + (‒6,2725) : 0,65 – 1,52
Hướng dấn giải
1,23 + (‒6,2725) : 0,65 – 1,52
= 1,23 + [‒(6,2725 : 0,65)] – 1,5.1,5
= 1,23 – 9,65 – 2,25
= 1,23 + (‒9,65) + (‒2,25)
= ‒ (9,65 – 1,23) + (‒2,25)
= (‒8,42) + (‒2,25)
= ‒ (8,42 + 2,25)
= ‒ 10,67.