Cho 100ml dung dịch Ba(OH 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:
A. Làm quỳ tím hoá xanh
B. Làm quỳ tím hoá đỏ
C. Phản ứng được với magie giải phóng khí hiđro
D. Không làm đổi màu quỳ tím
Chọn A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Để phân biệt hai dung dịch NaOH và Ba(OH đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử:
Dung dịch Ca(OH phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
Dung dịch KOH tác dụng với nhóm chất nào sau đây đều tạo thành muối và nước ?
Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là
Nếu rót 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch 1M thì dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ:
Dung dịch có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau:
Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất nào sau đây?
I. Natri hiđroxit (công thức hóa học NaOH)
1. Tính chất vật lí
- Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
- Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải giấy và ăn mòn da. Khi sử dụng NaOH phải hết sức cẩn thận!
Hình 1: Natri hiđroxit
2. Tính chất hóa học
Natri hiđroxit có đầy đủ tính chất của một bazơ tan (kiềm).
a) Làm đổi màu chất chỉ thị.
Dung dịch NaOH làm đổi màu quỳ tím thành xanh, đổi màu dung dịch phenolphatalein không màu thành màu đỏ.
Hình 2: Tác dụng của NaOH với chất chỉ thị màu.
b. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)
Ví dụ:
c. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
Ví dụ:
Chú ý: Nếu oxit axit dư, sản phẩm thu được còn có muối axit do:
d. Tác dụng với dung dịch muối.
Dung dịch NaOH có thể tác dụng được với nhiều dung dịch muối.
Ví dụ:
3. Ứng dụng
Natri hiđroxit có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong công nghiệp. Nó được dùng trong:
-Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt.
- Sản xuất giấy, tơ nhân tạo, trong chế biến dầu mỏ.
- Sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất).
- Chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hóa chất khác.
4. Sản xuất natri hiđroxit
Trong công nghiệp, NaOH được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa. Thùng điện phân có màng ngăn giữa cực âm và cực dương.
Hình 3: Sơ đồ bình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
II. Canxi hiđroxit (công thức hóa học Ca)
Dung dịch canxi hiđroxit có tên thông thường là nước vôi trong.
Hình 4: Pha chế dung dịch Ca
1. Tính chất hóa học Ca
Dung dịch Ca có tính chất hóa học của một bazơ tan.
a) Làm đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch Ca làm đổi màu quỳ tím thành xanh, đổi màu dung dịch phenolphatalein không màu thành màu đỏ.
b) Tác dụng với axit
Ca tác dụng với axit, sản phẩm là muối và nước (phản ứng trung hòa)
Ví dụ
c) Tác dụng với oxit axit
Dung dịch Ca tác dụng với oxit axit sản phẩm là muối và nước
Ví dụ
Hình 5: S phản ứng với Ca
Chú ý: Nếu oxit axit dư, sản phẩm thu được còn có muối axit do:
Ngoài ra dung dịch canxi hiđroxit còn tác dụng được với nhiều dung dịch muối.
2. Ứng dụng
Canxi hiđroxit có nhiều ứng dụng. Nó được dùng để:
- Làm vật liệu trong xây dựng.
- Khử chua đất trồng trọt.
- Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật…
Hình 6: Một số ứng dụng của Ca
III. Thang PH
Thang pH để biểu thị độ axit, độ bazơ của dung dịch:
- Nếu pH = 7: Dung dịch là trung tính (không có tính axit và không có tính bazơ). Ví dụ: nước cất có pH = 7.
- Nếu pH < 7: Dung dịch có tính axit. pH càng nhỏ độ axit của dung dịch càng lớn.
- Nếu pH > 7: Dung dịch có tính bazơ, pH càng lớn độ bazơ của dung dịch càng lớn.
Hình 7: Thang pH của dung dịch một số chất.