A. vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, tài nguyên cạn kiệt.
B. kết quả công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
C. thực hiện tốt chính sách chuyển cư - tái định cư của Đảng và Nhà nước.
D. kết quả tích cực của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
Công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã thúc đẩy sự chuyển dịch nền kinh tế ở các thành phố, đô thị. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước…. tạo nên một khu vực kinh tế phát triển năng động, đa dạng; hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển tạo ra nhiều việc làm => thu hút đông đảo dân cư từ các vùng nông thôn về thành phố để học tập, làm việc -> tỉ lệ dân thành thị tăng lên.
- Trong khi vùng nông thôn hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, hiệu quả kinh tế thấp cùng với thời gian nông nhàn lớn -> người dân di chuyển lên thành phố tìm kiếm việc làm.
Đáp án: B.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Vùng Đồng bằng Sông Hồng có diện tích: 15000km2, dân số: 20,7 triệu người (Năm 2016). Vậy, mật độ dân số của vùng là
Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các vùng nào?
Cho bảng số liệu:
Mật độ dân số của nước ta năm 1989 và 2016 lần lượt là
Tại sao dân cư nước ta vẫn tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn?
1. Mật độ dân số và phân bố dân cư
- Mật độ dân số: cao, ngày một tăng.
Dẫn chứng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2016: 280 người/km² (thế giới: 57 người/km²).
- Dân cư nước ta phân bố không đều:
+ Không đồng đều theo vùng:
Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng. (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).
Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.
→ Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.
+ Không đồng đều theo thành thị và nông thôn:
Tập trung đông ở nông thôn (74%).
Tập trung ít ở thành thị (26%).
2. Các loại hình quần cư
Đặc điểm |
Quần cư nông thôn |
Quần cư thành thị |
---|---|---|
Phân bố dân cư |
Tập trung thành các điểm dân cư. |
Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn. |
Tên gọi điểm quần cư |
Làng, ấp (người Kinh). Bản (người Tày, Thái, Mường,...); Buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); Phum, sóc (Khơ-me). |
Phường, quận, khu đô thị, chung cư,… |
Hình thái nhà cửa |
Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt. |
Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới. |
Hoạt động kinh tế chủ yếu |
Nông nghiệp |
Công nghiệp, dịch vụ |
Mật độ dân cư |
Thấp |
Cao |
3. Đô thị hoá
- Đặc điểm:
+ Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%).
+ Trình độ đô thị hóa còn thấp.
+ Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
+ Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.
- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng → Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.
- Nguyên nhân của đô thị hóa:
+ Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
+ Chính sách phát triển dân số.