Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 411

Một loại thủy tinh thường chứa 13% natri oxit, 11,7% canxi oxit và 75,3% silic đioxit về khối lượng. Thành phần của thủy tinh này biểu diễn dưới dạng hợp chất của các oxit nào?

A. Na2O.2CaO.3SiO2

B. 2Na2O.CaO.6SiO2

C. Na2O.CaO.6SiO2

Đáp án chính xác

D. 2Na2O.2CaO.SiO2

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng

Xem đáp án » 28/08/2022 2,602

Câu 2:

Để sản xuất 100 kg thủy tinh Na2O.CaO.6SiO2 cần dùng bao nhiêu kg natri cacbonat với hiệu suất của quá trình sản xuất là 100%?

Xem đáp án » 28/08/2022 2,422

Câu 3:

Oxit axit nào sau đây không tác dụng với nước?

Xem đáp án » 28/08/2022 1,634

Câu 4:

Để hòa tan hoàn toàn 2,4 gam  cần SiO2 dùng vừa hết m gam dd HF 25%, sau phản ứng thu được dd X. Giá trị của m

Xem đáp án » 28/08/2022 1,551

Câu 5:

Tính khối lượng Na2CO3 cần dùng để sản xuất được 120 kg thủy tinh Na2O.CaO.6SiO2 với hiệu suất 90%?

Xem đáp án » 28/08/2022 1,042

Câu 6:

Phản ứng hóa học nào sau đây là sai

Xem đáp án » 28/08/2022 977

Câu 7:

Silic đioxit SiO2 tan chậm trong dung dịch kiềm đặc, nóng, tan dễ trong dung dịch kiềm nóng chảy tạo thành silicat. SiO2 là

Xem đáp án » 28/08/2022 448

Câu 8:

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là

Xem đáp án » 28/08/2022 207

LÝ THUYẾT

I. Silic

Kí hiệu hóa học: Si;

Nguyên tử khối : 28

1. Trạng thái thiên nhiên

- Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi, chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.

- Trong tự nhiên Silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Các hợp chất của silic tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét (cao lanh).

2.  Tính chất

- Silic là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém. Tinh thể silic tinh khiết là chất bán dẫn.

Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat (ảnh 1)

Hình 1: Khối silic

- Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn cacbon, clo. Ở nhiệt độ cao, silic phản ứng với oxi tạo thành silic đioxit

- Phương trình hóa học: 

Si + O2 t0  SiO2

- Silic được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử và được dùng để chế tạo pin mặt trời.

Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat (ảnh 1)

Hình 2: Pin mặt trời

II. Silic đioxit (công thức hóa học: SiO2)

- SiO2 là oxit axit. Ở nhiệt độ cao, tác dụng với  kiềm và oxit bazơ tan tạo thành muối silicat.

Ví dụ: 

Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat (ảnh 1)

- Silic đioxit không phản ứng với nước

III.  Sơ lược về công nghiệp silicat

Công nghiệp silicat gồm sản xuất đồ gốm, thủy tinh, xi măng từ những hợp chất thiên nhiên của Si và những hóa chất khác.

1. Sản xuất đồ gốm, sứ

Đồ gốm gồm: gạch ngói, gạch chịu lửa và sành, sứ.

Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat (ảnh 1)

Hình 3: Một số đồ gốm

a) Nguyên liệu chính: Đất sét, thạch anh, fenpat (khoáng vật).

b) Các công đoạn chính

- Nhào đất sét + thạch anh + fenpat tạo thành khối dẻo tạo hình và sấy khô.

- Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao.

c) Cơ sở sản xuất: Ở nước ta có nhiều cơ sở sản xuất gốm, sứ như: Bát Tràng – Hà Nội, công ti sứ ở Hải Dương, Đồng Nai, Sông Bé…

2. Sản xuất xi măng

a) Nguyên liệu chính: Đất sét, đá vôi, cát…

b) Các công đoạn chính

- Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi và đất sét rồi trộn với cát và nước ở dạng bùn

- Nung hỗn hợp trên lò quay (hoặc lò đứng) ở 1400-15000C được clanhke rắn

- Nghiền clanhke nguội với phụ gia được xi măng

Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat (ảnh 1)

Hình 4: Sơ đồ lò quay sản xuất clanhke

c) Cơ sở sản xuất: nước ta có các nhà máy xi măng Hà Tiên, Hải Phòng, Bỉm Sơn…

3. Sản xuất thủy tinh

a) Nguyên liệu: Cát thạch anh (cát trắng), sôđa, đá vôi theo một tỉ lệ thích hợp.

b) Các công đoạn chính

- Trộn nguyên liệu với nhau theo tỉ lệ thích hợp

- Nung hỗn hợp trong lò nung ở khoảng 9000C được thủy tinh nhão

- Làm nguội từ từ được thủy tinh dẻo

- Ép, thổi thủy tinh dẻo thành các đồ vật

Các phương trình hóa học:

Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat (ảnh 1)

c) Cơ sở sản xuất: nước ta có nhiều nhà máy sản xuất thủy tinh ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh…

Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat (ảnh 1)

Hình 5: Một số dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »