IMG-LOGO

Câu hỏi:

28/08/2022 284

Nhận xét nào sau đây là đúng về dầu mỏ

A. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước

Đáp án chính xác

B. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu đen, không tan trong nước, nặng hơn nước

C. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, tan trong nước, nhẹ hơn nước

D. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, tan trong nước, nặng hơn nước

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án A

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trên mũi khoan để khai thác dầu mỏ người ta có gắn

Xem đáp án » 28/08/2022 6,303

Câu 2:

Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp

Xem đáp án » 28/08/2022 762

Câu 3:

Crăckinh dầu mỏ để thu được

Xem đáp án » 28/08/2022 704

Câu 4:

Dầu mỏ nước ta có hàm lượng hợp chất chứa lưu huỳnh là

Xem đáp án » 28/08/2022 657

Câu 5:

Thành phần chính của khí đồng hành (hay khí mỏ dầu) là

Xem đáp án » 28/08/2022 360

Câu 6:

Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là

Xem đáp án » 28/08/2022 307

LÝ THUYẾT

I. Dầu mỏ

1. Tính chất vật lí:

Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên (ảnh 1)

Hình 1: Dầu mỏ

2. Trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu mỏ

- Dầu mỏ tập trung thành những vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành các mỏ dầu. Mỏ dầu thường có ba lớp:

+ Lớp khí ở trên, được gọi là khí mỏ dầu hay khí đồng hành, có thành phần chính là khí metan.

+ Lớp dầu lỏng là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác.

+ Lớp nước mặn ở dưới đáy.

- Muốn khai thác dầu, người ta khoan những lỗ khoan xuống lớp dầu lỏng (còn gọi là giếng dầu). Đầu tiên dầu tự phun lên, sau đó, người ta phải bơm nước  hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.

Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên (ảnh 1)

Hình 2: Mỏ dầu và cách khai thác

3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ

- Khi chưng cất dầu mỏ, các sản phẩm được tách ra ở những nhiệt độ khác nhau gồm: Khí đốt, xăng, dầu thắp, dầu điezen, dầu mazut, nhựa đường. Quá trình này diễn ra ở tháp chưng cất.

- Lượng xăng thu được khi chưng cất dầu mỏ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Để tăng lượng xăng, người ta tiến hành phương pháp crackinh (bẻ gãy phân tử).

Dầu nặng  Xăng + Hỗn hợp khí

- Nhờ phương pháp crackinh, lượng xăng thu được chiếm khoảng 40% khối lượng dầu mỏ.

Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên (ảnh 1)

Hình 3: Sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của sản phẩm

II. Khí thiên nhiên

- Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất.

- Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là metan.

Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên (ảnh 1)

Hình 4: Hàm lượng khí metan trong thiên nhiên (a) và khí mỏ dầu (b)

- Khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.

III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở việt nam

- Dầu mỏ và khí thiên nhiên nước ta tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam.

Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên (ảnh 1)

Hình 5: Vị trí một số mỏ dầu và khí ở Việt Nam

- Ưu điểm nổi bật của dầu mỏ nước ta là chứa ít lưu huỳnh. Tuy nhiên, do chứa nhiều parafin, nên dầu mỏ nước ta dễ bị đông đặc

- Chúng ta đã khai thác dầu, khí ở các mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng, Rạng Đông,...

- Khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ, khí thiên nhiên dễ gây ra ô nhiễm môi trường và các tai nạn cháy nổ do đó phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định về an toàn đã đặt ra.

Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên (ảnh 1)

Hình 6: Ô nhiễm môi trường do khai thác xăng, dầu

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »