Năm 1814, một thợ máy người Anh là Xti-phen-xơn đã chế tạo ra
A. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
B. tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước.
C. xe lửa chạy trên đường sắt kéo nhiều toa.
D. bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và chấm.
Đáp án C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nhà khoa học nào sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và dấu chấm vào giữa thế kỉ XIX?
Nhà bác học nào đã tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng?
Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do những ai đề xướng?
Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến tác phẩm nào của nhạc sĩ Bét-tô-ven?
Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn chỉnh với các đại diện tiêu biểu là
Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học không được hình thành trên cơ sở tư tưởng nào sau đây?
Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng tới định luật/ học thuyết khoa học nào?
Đâu không phải là ý nghĩa của các phát minh khoa học tự nhiên đối với đời sống xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII - XIX?
Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là
I. Những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật
* Trong công nghiệp
- Từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất máy móc được sử dụng đầu tiên ở Anh, sau đó lan ra các nước Âu-Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp:
+ Kỹ thuật luyện kim được cải tiến.
Henry Bessemer sáng tạo lò luyện sắt thép
+ Phát minh phương pháp sản xuất nhôm nhanh và rẻ.
+ Nhiều máy móc chế tạo công cụ ra đời.
+ Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để sản xuất máy móc.
+ Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
Máy hơi nước được sử dụng trong nông nghiệp
* Giao thông, liên lạc
+ Năm 1807, tàu thủy chạy bằng hơi nước.
Tàu thủy chạy bằng hơi nước
+ 1802, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
Xe lửa chạy bằng hơi nước
+ 1814, xe lửa chạy trên đường sắt.
+ Phát minh máy điện tín, sáng chế bảng chữ cái điện tín.
Máy điện tín do Mooc-xơ chế tạo
* Nông nghiệp
- Kỹ thuật và phương pháp canh tác có nhiều tiến bộ:
+ Phân hóa học được sử dụng.
+ Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt được sử dụng.
* Quân sự
- Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, súng trường bắn nhanh và xa, chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn,…
Ngư lôi
Kinh khí cầu
II. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
1. Khoa học tự nhiên
- Niu- tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
Niu-tơn(1642 - 1727)
- Lô-mô-nô-xốp tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.
Lô-mô-nô-xốp (1711 - 1765)
- Puốc-kin-giơ khám phá bí mật sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật. (1837)
- Đác-uyn nêu thuyết tiến hóa và di truyền.
Đác-uyn (1808 - 1882)
2. Khoa học xã hội
- Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng với các đại biểu là Phoi-ơ-bách, Hê-ghen.
- Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu là X-mít và Ri-các-đô.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-môn, Phu-ri-ê ( Pháp), Ô-oen ( Anh).
Xanh Xi-mông (1760 - 1825)
- Tiêu biểu nhất là chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng-ghen đề xướng.
Ph. Ăng-ghen (1820 - 1895)
C.Mác (1818 - 1883)
3. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật.
Văn học và nghệ thuật phục vụ đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức.
* Văn học:
- Pháp, Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Rút-xơ đã kịch phê phán chế độ phong kiến lỗi thời.
Vôn-te (1694 - 1778)
- Đức, Si-lơ, Gớt ca ngợi cuộc đấu tranh tự do của nhân dân.
- Anh, Bai-rơ dùng văn trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền và phê phán bất công.
* Nghệ thuật:
- Âm nhạc: Mô-da ( Áo), Bét-tô-ven ( Đức), Sô-panh (Ba Lan)
Bét-to-ven (1770 - 1827)
- Hội họa: Đa-vít, Đơ-loa-croa ( Pháp) gắn bó với cách mạng và quần chúng.